Chống dịch như chống giặc – Toàn dân quyết tâm ngăn chặn kịp thời dịch bệnh COVID-19 – Khi nghi ngờ bị mắc COVID-19, hãy gọi ngay tới đường dây nóng 0967.321.515 – 02183.857.005
 

Ví điện tử PostPay của Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) được kỳ vọng sẽ trở thành công cụ đắc lực giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, hướng tới phát triển hệ sinh thái đa dịch vụ và hỗ trợ thanh toán đa hình thức nhằm mang lại trải nghiệm tối ưu cho khách hàng


ANH-TGTT-2.jpg

Ví điện tử PostPay của Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) được kỳ vọng sẽ mang lại trải nghiệm tối ưu cho khách hàng

Với lợi thế về mạng lưới của Bưu điện Việt Nam và kinh nghiệm triển khai các dịch vụ tài chính bưu chính, sản phẩm công nghệ này hứa hẹn sẽ góp phần làm thay đổi phương thức và thói quen thanh toán của khách hàng, góp phần cùng Nhà nước thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị với nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, góp phần tạo dựng tài chính toàn diện quốc gia.

Ví điện tử PostPay mong muốn là bạn của mọi nhà, hướng tới người dùng phổ thông, đặc biệt là người dân tại những địa bàn vùng sâu, vùng xa, hỗ trợ họ sử dụng dịch vụ thanh toán số trong điều kiện lớp khách hàng này ít có cơ hội tiếp xúc với dịch vụ ngân hàng. Vì vậy, Vietnam Post đặc biệt chú trọng thiết kế giao diện thân thiện, dễ sử dụng và thao tác dễ dàng nhằm đem lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.

Với kinh nghiệm nhiều năm trong việc triển khai dịch vụ tài chính và ứng dụng công nghệ thông tin vào các nền tảng, Bưu điện Việt Nam đã có những chuẩn bị bài bản cho vấn đề an ninh bảo mật, lựa chọn công nghệ đáp ứng người dùng trên quy mô lớn. Ví điện tử PostPay đang được xây dựng với tâm huyết của Bưu điện Việt Nam để nhằm mang lại những giá trị tốt nhất cho khách hàng, ưu tiên bảo vệ tài khoản của người dùng, tuân thủ chặt chẽ các quy định về an toàn bảo mật và bảo vệ thông tin khách hàng. Ngoài ra, Bưu điện Việt Nam cũng không ngừng nghiên cứu về hành vi và nhu cầu của khách hàng để cho thường xuyên đổi mới, ra mắt những tính năng đáp ứng được nhu cầu của người dùng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống

Theo các chuyên gia tài chính, trong bối cảnh giao dịch điện tử ngày càng tăng mạnh, ví điện tử đang là một trong những phương thức thanh toán hiện đại và tiện ích nhất. Việc cho xây dựng và triển khai ví điện tử PostPay của Bưu điện Việt Nam là một hướng đi đúng đắn, phù hợp với xu hướng không dùng tiền mặt của Việt Nam và thế giới. Điều này không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển của lĩnh vực tài chính ngân hàng, của doanh nghiệp mà hơn ai hết khách hàng sẽ là người được hưởng nhiều lợi ích thiết thực nhất trong cuộc sống.

Là một trong số các tổ chức uy tín, được đánh giá cao khi chính thức tham gia sân chơi thanh toán số, Vietnam Post đã và đang đồng hành, góp sức với Chính phủ thúc đẩy nhanh quá trình thanh toán không dùng tiền mặt. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để Vietnam Post tiến nhanh hơn nữa trong quá trình chuyển đổi số, phát triển hệ sinh thái đa dịch vụ, cung cấp đa dạng phương thức thanh toán cho khách hàng, đảm bảo an toàn, minh bạch trong quản lý dòng tiền./.

 

Nguồn mic.gov.vn

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình, giải pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 ngày 29/5/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ đạo: Phải phòng, chống từ sớm, từ xa, từ trước khi có dịch với phương châm 5K + vaccine và kết hợp giải pháp công nghệ; tăng cường áp dụng công nghệ cao vào công tác truy vết, kiểm soát an toàn COVID-19, cách ly, đấu tranh với những cá nhân chưa chịu chấp hành các quy định phòng, chống dịch. 


202168-u5.jpg

Các tính năng cơ bản của AI Callbot

Thực hiêln chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ, doanh nghiệp nghiên cứu triển khai nhiều giải pháp công nghệ phục vụ truy vết, kiểm soát an toàn Covid-19. Gần đây, Bộ TT&TT đã phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Tổ Thông tin đáp ứng nhanh đưa vào sử dụng giải pháp ứng dụng trí tuệ nhân tạo để thực hiện các cuộc gọi tự động qua Tổng đài 18001119 nhằm hỗ trợ nhân dân khai báo y tế, thu thập thông tin về sức khỏe nhân dân để phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Chương trình này đã được triển khai từ ngày 24/5/2021 tại Bắc Giang, Bắc Ninh và một số địa bàn có yếu tố dịch tễ và từ 3/6 ở một số khu vực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh và có thể được triển khai tại bất cứ địa phương nào trong trường hợp cần thiết. Đây được cho là giải pháp công nghệ hữu hiệu hỗ trợ công tác khoanh vùng, truy vết Covid-19 giúp giảm phần lớn nguồn lực về con người hỗ trợ cho khâu thông tin đáp ứng nhanh. Cụ thể quy trình thực hiện như sau:

Từ dữ liệu đầu vào được thu thập từ tờ khai y tế điện tử của các cá nhân trong những ngày gần đây hoặc một danh sách cần gọi do các tỉnh thành yêu cầu. AI Callbot (tổng đài viên ảo, có khả năng trò chuyện với người gọi để hiểu và giải quyết vấn đề tự động) sẽ gọi cho những trường hợp đã khai báo y tế điện tử và có khai triệu chứng hoặc có tiếp xúc người bệnh; hoặc đã khai báo y tế điện tử khác mà có nơi cư trú hoặc nơi đã đi qua nằm trong vùng dịch,…

AI Callbot sẽ xác nhận tên người và hỏi thăm triệu chứng đối trường hợp người nghe khai báo y tế điện tử với đầy đủ thông tin; Hỏi lại tên người nếu khai báo y tế điện tử với tên không đầy đủ, không dấu hoặc khai nhiều tên trong một lần khai; đồng thời hỏi xem cán bộ y tế đã liên hệ chưa và hiện đang ở nơi cách ly/nơi cư trú trong trường hợp có triệu chứng.

Hệ thống AI sẽ chuyển cho cơ quan y tế địa phương những trường hợp khai báo qua AI Callbot là có triệu chứng ho, sốt, khó thở, gai người hay đau rát họng trong thời gian gần đây. Đồng thời tự động ghi nhận thông tin về các trường hợp có triệu chứng và tiến hành gọi lại để hỏi thăm sau 3-5 ngày.

Người dân cũng có thể gọi điện đến tổng đài 18001119 để khai báo y tế với tình nguyện viên hoặc AI Callbot khi tất cả các điện thoại viên đều bận, khi đó AI Callbot cũng có thể tư vấn hỗ trợ người dân và tiếp nhận các thông tin của người dân về Covid-19.

Theo đại diện Cục Viễn thông, Tổng đài 18001119 không thu thập thông tin về tài khoản ngân hàng, tín dụng của người dân và không quyên góp tiền ủng hộ. Người dân khi nhận cuộc gọi từ Tổng đài của Ban Chỉ đạo Quốc gia sẽ hiển thị là 18001119 (trước đó có một số dạng hiển thị khác là BCD COVID19 hoặc BCD COVID19 – 313158). Khi nhận được cuộc gọi hiển thị như nêu trên, người dân nên nhận cuộc gọi, chủ động mở đầu cuộc đàm thoại để hệ thống có thể nhận biết, sau đó tương tác với tổng đài theo đúng câu hỏi/đề nghị mà tổng đài đưa ra. Các cuộc gọi này hoàn toàn không thu cước cuộc gọi khi người dân nghe máy hay gọi lại.

Việc người dân khai báo y tế, cài đặt và sử dụng Bluezone và phối hợp trả lời khi có cuộc gọi từ Tổng đài Ban Chỉ đao Covid-19 sẽ giúp người dân có thể kịp thời nhận được cảnh báo và sự hỗ trợ của cơ quan y tế khi có tiếp xúc với ca nhiễm bệnh, đồng thời sẽ giúp truy vết nhanh, khoanh vùng gọn, cách ly chính xác, ngăn chặn nhanh dịch bệnh, giúp cộng đồng giảm số lượng người cách ly, tiết kiệm nguồn lực của xã hội./.

 

Nguồn Mic.gov.vn

Theo Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) - Bộ TT&TT, đến giữa tháng 6/2021 có 44 tỉnh, thành đã ban hành kế hoạch chuyển đổi IPv6, chiếm khoảng 70% địa phương trên cả nước. Bên cạnh đó đã có 21% Cổng thông tin điện tử (TTĐT)/Cổng dịch vụ công của UBND tỉnh, thành phố hoạt động trên nền IPv6.


20210616-ta2.png

Nhiều địa phương tích cực triển khai chuyển đổi IPv6

Trong 6 tháng đầu năm 2021, nhiều địa phương như Vĩnh Long, Bình Thuận, Hậu Giang, Thái Bình, Hà Tĩnh… đã ban hành kế hoạch chuyển đổi IPv6 và phối hợp VNNIC để tổ chức tập huấn IPv6 cho cán bộ CNTT của tỉnh, thành phố.

Cụ thể, tỉnh Vĩnh Long đã chuyển đổi IPv6 thành công cho 18 Cổng TTĐT cấp Sở, ngành và 107 Cổng TTĐT của xã, phường, thị trấn.

Sở TT&TT Vĩnh Long cũng đã phối hợp với VNNIC tổ chức tập huấn triển khai chuyển đổi IPv6 cho cán bộ phụ trách CNTT trong cơ quan nhà nước (CQNN). Tại lớp tập huấn, các học viên tham dự được giới thiệu tổng quan về hiện trạng ứng dụng IPv6, DNS cũng như về sự cần thiết, vai trò, lộ trình, cấu trúc, công nghệ chuyển đổi từ IPv4 sang IPv6 cho các CQNN trên địa bàn tỉnh; tổng quan về IPv6 và các công nghệ chuyển đổi; hệ thống phân giải tên miền; triển khai IPv6 cho mạng LAN; triển khai chuyển đổi IPv6 đối với Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh đồng thời, giới thiệu chuyên sâu về IPv6 trên hệ điều hành, thiết bị mạng và hướng dẫn đăng ký tài nguyên địa chỉ và số hiệu mạng...

Trong khi đó, tỉnh Bình Thuận cũng đã chuyển đổi IPv6 thành công cho nhiều hệ thống thông tin, tiêu biểu như Cổng TTĐT của UBND tỉnh Bình Thuận (binhthuan.gov.vn), hệ thống dịch vụ công trực tuyến và hệ thống một cửa điện tử, hệ thống quản lý văn bản và điều hành, hệ thống thư điện tử công vụ của tỉnh.

Về tình hình triển khai IPv6 của tỉnh Thái Bình, tại Lễ ký kết hợp tác với VNNIC, ông Vũ Tiến Khoái, Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Thái Bình cho biết năm 2019 và 2020, Sở TT&TT tỉnh Thái Bình đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện chuyển đổi IPv4 sang IPv6 cho hệ thống CNTT, Internet của các CQNN trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019 - 2021 và Đề án chuyển đổi IPv4 sang IPv6 tỉnh Thái Bình.

Giai đoạn tiếp theo, để thực hiện Kế hoạch của tỉnh và chương trình thúc đẩy, hỗ trợ chuyển đổi IPv6 cho CQNN giai đoạn 2021-2025, ông Vũ Tiến Khoái nhận định cần phải có sự hợp tác giữa VNNIC và Sở. Đây sẽ là cơ sở quan trọng giúp Thái Bình sớm hoàn thành Kế hoạch chuyển đổi IPv6 và từng bước quản lý cũng như phát triển tốt tài nguyên Internet trên địa bàn tỉnh.

Tại Hà Tĩnh, Sở TT&TT tỉnh Hà Tĩnh đã phối hợp tổ chức Chương trình tập huấn về Chuyển đổi IPv6 cho CQNN. Chương trình được tổ chức trực tuyến thông qua nền tảng đào tạo trực tuyến VNNIC Internet Academy do VNNIC xây dựng, tập huấn cho cán bộ các phòng, Trung tâm CNTT của Sở TT&TT Hà Tĩnh; lãnh đạo và cán bộ phụ trách lĩnh vực CNTT, Phòng VHTT các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Hà Tĩnh.

Nội dung tập huấn được thiết kế với mục tiêu sau khi kết thúc khóa học, học viên nắm được các kiến thức cơ bản về IPv6, yêu cầu chuyển đổi IPv6 và các thức xây dựng kế hoạch chuyển đổi IPv6 cho hạ tầng, mạng lưới, dịch vụ của địa phương mình. Các học viên tham gia chương trình tập huấn được cấp tài khoản trực tuyến và thực hiện bài sát hạch qua hệ thống VNNIC Internet Academy (https://academy.vnnic.vn/ipv6forgov). Kết thúc chương trình, 40 học viên đạt chứng chỉ.

Tại Hậu Giang, Sở TT&TT Hậu Giang và VNNIC đã xác định phối hợp triển khai phát triển hạ tầng số tại địa phương, đặc biệt hỗ trợ chuyển đổi IPv6 cơ cấu xây dựng hạ tầng mạng lưới CQNN theo hướng hiện đại phục vụ việc xây dựng chính phủ điện tử, chuyển đổi số quốc gia và hành chính công.

Ông Lã Hoàng Trung, Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Hậu Giang khẳng định quyết tâm và tin tưởng việc chuyển đổi IPv6 trên địa bàn tỉnh dưới sự hỗ trợ sát sao của VNNIC sẽ sớm thành công theo lộ trình đã thống nhất.

Còn theo Kế hoạch triển khai thực hiện chuyển đổi IPv6 trong CQNN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2021 – 2025, việc chuyển đổi IPv6 cho hệ thống, mạng lưới, dịch vụ của các CQNN trên địa bàn tỉnh đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị, đúng lộ trình, đúng quy định. Hỗ trợ IPv6 là yêu cầu được đưa vào trong các dự án ứng dụng CNTT và các hoạt động đầu tư, mua sắm trang thiết bị có kết nối Internet, hợp đồng thuê đường truyền, thuê dịch vụ CNTT… nhằm đáp ứng yêu cầu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng IPv6 theo quy định của Bộ TT&TT.

Kế hoạch cũng yêu cầu việc chuyển đổi IPv6 phải đảm bảo mạng lưới hạ tầng thông tin phục vụ hoạt động, điều hành, tác nghiệp của CQNN hoạt động ổn định trên nền tảng công nghệ IPv6, sẵn sàng chạy hoàn toàn trên IPv6 trên hạ tầng của tỉnh. Chuyển đổi IPv4 sang IPv6 cho mạng số liệu chuyên dùng để phục vụ xây dựng chính quyền điện tử và đô thị thông minh theo kế hoạch của tỉnh.

Kế hoạch của tỉnh Khánh Hòa đề ra tiến độ thực hiện gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị, Kết nối, thử nghiệm và Chuyển đổi. Vào năm 2025, tỉnh Khánh Hòa sẽ hoàn thiện chuyển đổi IPv6 với việc chuyển đổi toàn bộ hệ thống CNTT, chuyển đổi các dịch vụ có Internet còn lại.

Trong thời gian dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, VNNIC cho biết sẽ tích cực hỗ trợ các đơn vị chuyển đổi IPv6 theo hình thức trực tuyến. Mới đây, VNNIC đã tổ chức buổi hội thảo trực tuyến chuyên đề "Hướng dẫn quy hoạch địa chỉ IPv6" cho các Sở TT&TT khu vực miền Trung và Tây nguyên. Chương trình được thực hiện theo hình thức trực tuyến trên nền tảng VNNIC Internet Academy. Tham dự buổi đào tạo gồm 30 chuyên viên, kỹ sư là những nhân sự trực tiếp tham mưu xây dựng kế hoạch chuyển đổi IPv6 tại địa phương.

Chuyển đổi IPv6 là nhiệm vụ quan trọng để bảo đảm tài nguyên số, hạ tầng số cho CĐS quốc gia

Trước sự bùng nổ của Internet toàn cầu, mạng Internet đang chuyển đổi từ giao thức IPv4 (địa chỉ Internet thế hệ 4) sang IPv6 (địa chỉ Internet thế hệ 6) để vừa giải quyết vấn đề cạn kiệt không gian địa chỉ của IPv4 vừa đáp ứng nhu cầu triển khai các dịch vụ mới, chất lượng cao như IoT, 4G LTE/5G.

IPv6 là giao thức mặc định trong các dịch vụ 5G, IoT và được xác định sẽ kết hợp với trí tuệ nhân tạo (AI) tạo nên thế hệ mạng IP thông tin mới (IPv6+) cho kỷ nguyên của 5G và cloud. Dự báo tới năm 2025, hoạt động Internet toàn cầu sẽ chuyển đổi sang công nghệ thuần IPv6.

Đón trước xu thế công nghệ, từ năm 2008, Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động thúc đẩy, chuyển đổi sử dụng IPv6 trên hoạt động mạng, dịch vụ và hiện là một trong những quốc gia đi đầu trong ứng dụng triển khai công nghệ mới IPv6.

Hoàn thành xuất sắc Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6 (thực hiện từ 2011-2019), Việt Nam chuyển mình với Chương trình thúc đẩy, hỗ trợ triển khai IPv6 cho CQNN (IPv6 For Gov) và giữ nhịp các hoạt động hướng tới mục tiêu "Chuyển đổi toàn bộ mạng Internet Việt Nam sang ứng dụng địa chỉ giao thức Internet thế hệ mới (IPv6)" theo Chương trình chuyển đổi số (CĐS) quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Chương trình IPv6 For Gov định hướng, thúc đẩy, hỗ trợ CQNN chuyển đổi IPv6 thành công trên mạng lưới, dịch vụ, song song với quy hoạch nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống CNTT, kết nối Internet, cổng TTĐT, cổng dịch vụ công trực tuyến của CQNN một cách thống nhất, đồng bộ, hiện đại để đảm bảo an toàn thông tin, phát triển hạ tầng số, phục vụ tốt cho người dân, doanh nghiệp về nhu cầu truy cập, sử dụng dịch vụ CQNN qua IPv6. Chương tình cũng hướng tới tăng cường tỷ lệ sử dụng IPv6 trong CQNN tương đương với tỷ lệ sử dụng IPv6 chung trên mạng Internet Việt Nam, phù hợp với xu thế chuyển đổi công nghệ IPv6 chung của thế giới.

Theo VNNIC, việc chuyển đổi IPv6 là nhiệm vụ quan trọng để bảo đảm tài nguyên số, hạ tầng số cho công cuộc chuyển đổi số quốc gia./.

 

Theo ictvietnam.vn

Ngày 23/6, tại Hà Nội, Bộ TT&TT đã tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá thi hành Luật Viễn thông. Hội nghị được tổ chức dưới hình thức trực tuyến tại các điểm cầu: Trụ sở Bộ TT&TT, Cục Viễn thông, Cục Tần số vô tuyến điện và Sở TT&TT các địa phương. Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm tham dự và chủ trì Hội nghị.

20210623-ta5.jpg

Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm phát biểu tại Hội nghị

Luật Viễn thông thúc đẩy cạnh tranh, phát triển cơ sở hạ tầng mạng viễn thông hiện đại

Luật Viễn thông, được Quốc hội khóa XII thông qua tại kỳ họp thứ 6 ngày 23/11/2009 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2010, có ý nghĩa rất quan trọng đối với tiến trình phát triển, hội nhập của nền kinh tế nói chung và ngành viễn thông nói riêng. Đây là sự kiện đánh dấu bước phát triển mới của pháp luật về viễn thông ở nước ta, đặc biệt là trước xu thế toàn cầu hóa.

Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm nhấn mạnh: Sau hơn 10 năm áp dụng, Luật Viễn thông và các văn bản hướng dẫn thi hành đã giúp thúc đẩy cạnh tranh, phát triển cơ sở hạ tầng mạng viễn thông hiện đại, phát triển thị trường viễn thông với đa dạng các dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần đảm bảo an ninh và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.

Việt Nam là một trong những nước có thị trường viễn thông, CNTT phát triển nhanh trên thế giới. Sau khi thị trường viễn thông toàn cầu bắt đầu mở cửa và chuyển sang giai đoạn mới từ độc quyền sang cạnh tranh thì viễn thông đã có bước phát triển vượt bậc về công nghệ, mạng lưới, dịch vụ, từ đơn mạng, đơn dịch vụ chuyển sang mạng băng rộng có khả năng truyền đồng thời một lúc thoại, dữ liệu, hình ảnh di động, cố định, hướng viễn thông phát triển theo xu thế hội tụ về công nghệ, mạng lưới và cung cấp đa dịch vụ cho người sử dụng.

Đến thời điểm hiện tại, thị trường viễn thông Việt Nam có 07 doanh nghiệp (DN) cung cấp dịch vụ viễn thông di động, trong đó có 05 DN đang cung cấp dịch vụ 4G, có 63 DN đang cung cấp dịch vụ Internet.

Tính đến tháng 5/2021, tổng số thuê bao điện thoại di động phát sinh lưu lượng là 123,32 triệu thuê bao và tổng số thuê bao băng rộng di động phát sinh lưu lượng là 68,2 triệu thuê bao. Tổng số thuê bao Internet băng rộng cố định là 17,95 triệu thuê bao và tổng băng thông kết nối Internet quốc tế là 11,6 Tbps, tổng băng thông kết nối Internet trong nước là 4,1 Tbps. Hạ tầng viễn thông được mở rộng, hiện đại và phát triển mạnh mẽ, mạng 4G được nâng cấp, 5G được cấp phép thử nghiệm, mạng cáp quang được phủ rộng khắp đến từng hộ gia đình.

Tại Hội nghị, ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết: Luật Viễn thông đã giúp đa dạng hóa thành phần kinh tế tham gia phát triển lĩnh vực, quản lý tài nguyên viễn thông - tần số, Internet, đáp ứng quy hoạch viễn thông đến năm 2020, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, quản lý giá cước khuyến mại, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng...

20210623-ta1.jpg

Toàn cảnh Hội nghị

Ông Trịnh Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương cho biết Luật Viễn thông đã tạo tiền đề và cơ sở pháp lý cho sự ra đời của cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông, đó là Cục Viễn thông thuộc Bộ TT&TT. Việc thành lập Cục Viễn thông đảm bảo thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực viễn thông một cách thống nhất và hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường viễn thông. Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực viễn thông đã được tăng cường và đẩy mạnh. Chúng ta có thể thấy người dân hiện đang được thụ hưởng dịch vụ viễn thông cố định, di động và cả truy cập Internet khá tốt từ các nhà mạng như Vinaphone, MobiFone, Viettel, Vietnamobile và chất lượng không ngừng được cải thiện nâng lên, từ 2G, 3G đến 4G và hiện nay là 5G. Đặc biệt, các dịch vụ viễn thông cũng được phát triển hài hòa và cung ứng đến mọi vùng miền của Tổ quốc, được phổ cập tới cả các vùng nông thôn và vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho các vùng miền cũng như đảm bảo an ninh, quốc phòng,

Lĩnh vực Viễn thông phát triển nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo sự lành mạnh, bền vững và đa dạng của thị trường viễn thông. Điều này được thể hiện qua sự phát triển không ngừng về vốn đầu tư và sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế trong kinh doanh viễn thông, đặc biệt là đối với lĩnh vực thiết lập hạ tầng mạng. - ông Tuấn cho hay.

Sửa đổi Luật Viễn thông đáp ứng xu thế chuyển đổi số quốc gia

Trong những năm gần đây, thế giới đang chứng kiến sự thay đổi đột phá của công nghệ. Xu thế hội tụ công nghệ và dịch vụ; xu thế chuyển đổi số quốc gia trở thành yêu cầu tất yếu đối với tất cả các ngành, lĩnh vực. Đối với lĩnh vực viễn thông, hạ tầng viễn thông đang chuyển thành hạ tầng số, đóng vai trò là hạ tầng của nền kinh tế số, xã hội số. Lĩnh vực viễn thông có những thay đổi lớn, đòi hỏi chính sách và cách thức quản lý cũng cần được thay đổi, điều chỉnh để phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của thị trường.

Để hoàn thiện khung pháp lý trong lĩnh vực viễn thông đáp ứng những yêu cầu mới, đồng thời, giải quyết những vấn đề khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý viễn thông thời gian vừa qua, Bộ TT&TT đã đưa nhiệm vụ xây dựng Luật Viễn thông sửa đổi vào kế hoạch công tác năm 2021.

Bộ TT&TT đã xây dựng dự thảo Báo cáo tổng kết thi hành Luật Viễn thông và gửi lấy ý kiến các cơ quan bộ ,ngành, các đơn vị thuộc Bộ, các Sở TT&TT và các DN viễn thông. Bộ đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp cụ thể, phản ánh đúng những vấn đề bất cập trong thực thi Luật Viễn thông cũng như một số vấn đề mới trùng với định hướng nghiên cứu sửa đổi Luật của Bộ TT&TT và Cục Viễn thông.

Phó Cục trưởng Cục Viễn thông Nguyễn Phong Nhã cho biết: Luật được định hướng sửa đổi để thể chế hoá các nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XIII; Triển khai thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tư; Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20/5/2021 của Chính phủ Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN lần thứ tư…

Hạ tầng viễn thông sẽ chuyển thành hạ tầng số với không gian mới đám mây (Cloud), trí tuệ nhân tạo (AI), IoT, phân tích dữ liệu, blockchain; Các nền tảng chuyển đổi số: Nền tảng định danh số, nền tảng thanh thanh toán số dựa trên Mobile; và thị trường mới: Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số...

20210623-ta2.jpg

Hội nghị tổ chức dưới hình thức trực tuyến 

Đề xuất giải pháp sử dụng chung hạ tầng mạng 5G, ông Vũ Tuấn Trung - đại diện nhà mạng MobiFone cho biết: Trên cơ sở kết quả thử nghiệm dùng chung cơ sở hạ tầng, đề xuất cơ quan nhà nước điều hành cấp phép phân chia khu vực để các nhà mạng triển khai cơ sở hạ tầng 5G đảm bảo tiết kiệm chi phí đầu tư cũng như đẩy nhanh mở rộng vùng phủ sóng tại Việt Nam. Chỉ chia sẻ cơ sở hạ tầng (Roaming/MORAN) trong thời gian đầu triển khai cho đến khi quy mô thị trường có tăng trưởng thì cho phép các DN tự đầu tư tại các vùng có nhu cầu… Cơ quan nhà nước phối hợp tuyên truyền để cộng đồng xã hội đồng thuận, ủng hộ về phát triển hạ tầng viễn thông theo quy định.

Về phía VNPT, đại diện Ban Công nghệ mạng cho biết cần xem xét mối tương quan giữa Luật Viễn thông và Luật Tần số vô tuyến điện, dự báo được xu hướng thay đổi nhanh của công nghệ, cần quy định rõ hơn về mối liên hệ giữa các DN hợp tác cung cấp dịch vụ viễn thông, giữa các DN trong nước cũng như hợp tác với các DN nước ngoài trên cơ sở các Hiệp định mà Việt Nam đã ký kết. Đồng thời bảo vệ quyền lợi và khả năng cạnh tranh của DN Việt Nam.

Luật sửa đổi cũng cần quy định việc chiếm hữu tài nguyên viễn thông tối đa của 01 DN để đảm bảo không làm mất cân bằng thị trường và khả năng cạnh tranh giữa các DN.

Với các ý kiến đóng góp, Thứ trưởng Phan Tâm nhấn mạnh cần xây dựng quy định cụ thể trong Luật Viễn thông để phối hợp liên ngành giúp các DN triển khai nhanh chóng, đồng bộ hạ tầng viễn thông (bao gồm cả hạ tầng thụ động) với các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác như cầu, đường, khu công nghiệp, khu dân sinh, an ninh, quốc phòng, trên đất công,... tại địa phương và tổng thể trên toàn quốc. Bên cạnh đó, cần quy định cụ thể việc chia sẻ dùng chung hạ tầng viễn thông và ngầm hóa (kể cả cáp truyền hình), xử lý triệt để rác viễn thông.

Về thị trường viễn thông, các quy định được xây dựng để thúc đẩy phát triển các thị trường mới, các thị trường bán buôn, quan hệ giữa các DN nội dung và DN viễn thông phù hợp xu thế và nhu cầu phát triển. Thúc đẩy phát triển hạ tầng viễn thông mới, hạ tầng viễn thông đi trước một bước là nền tảng cho nền kinh tế số, bổ sung các chính sách quản lý kết nối, quản lý việc thiết lập hạ tầng cloud, kinh doanh dịch vụ liên quan đến hạ tầng và nền tảng cloud.

Nghiên cứu bổ sung và phân loại dịch vụ viễn thông phù hợp, thúc đẩy sáng tạo phát triển các dịch vụ mới trên nền tảng 4G/5G, tắt sóng công nghệ cũ. Quản lý chất lượng, giá cước dịch vụ viễn thông, công trình viễn thông theo nguyên tắc đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng. Bảo vệ dữ liệu cá nhân. Đồng thời quy định rõ quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ viễn thông.

Thứ trưởng cũng yêu cầu điều chỉnh một số nội dung trong Luật Viễn thông để đồng bộ với các luật mới ban hành sau năm 2010 như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Quy hoạch, Bộ luật Quốc phòng, Luật bảo vệ bí mật Nhà nước, Luật An ninh mạng trong lưu trữ,.. các định hướng phát triển KHCN của Chính phủ./.

Nguồn mic.gov.vn

Ngày 25/6/2021, Trung tâm Internet Việt Nam đã chính thức ra mắt webisite “biết nói” “ngườibạnsố.vn” như một món quà công nghệ mà thế hệ trẻ, Đoàn Thanh niên VNNIC dành tặng cho người khiếm thị. Đây sẽ là bước đầu tiên trong chương trình chuyển đổi số hướng tới việc xây dựng hệ sinh thái số dành cho người khiếm thị. Tham dự lễ ra mắt Website có đại diện  Hội người mù Việt Nam, Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu, một số đơn vị chức năng thuộc Bộ TT&TT. 


2021625-u1.jpg

Đại diện các đơn vị và các em học sinh khiếm thị tại lễ ra mắt Website hỗ trợ cho người khiếm thị

Theo số liệu báo cáo của Viện Mắt Trung ương, năm 2020, có 314 triệu người bị khiếm thị, với sự phát triển nhanh của công nghệ số bao gồm (trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, Internet vạn vật)...Chuyển đổi số tạo ra không gian phát triển mới, kinh tế số, xã hội số, Chính phủ điện tử. Đây cũng chính là chìa khóa để mở ra cánh cửa thế giới cho hơn ba trăm triệu người khiếm thị.

Thực hiện mục tiêu của Chương trình chuyển đổi số quốc gia, nhằm hỗ trợ người khiếm thị ứng dụng công nghệ thông tin, Internet cải thiện cuộc sống để “không ai bị bỏ lại phía sau”, Đoàn Thanh niên - Trung tâm Internet Việt Nam chủ trì phát triển Website “Người bạn số” (https://ngườibạnsố.vn). Website tập hợp các giải pháp CNTT, cung cấp thông tin, hướng dẫn người khiếm thị, người thân tiếp cận và sử dụng thành thạo các các ứng dụng phục vụ học tập; mạng xã hội; trợ lý ảo; nhập và tìm kiếm thông tin; thư viện sách nói và cả những lưu ý khi chúng ta giúp đỡ người khiếm thị. Để truy cập vào Website người dùng có thể thực hiện truy cập vào https://nguoibanso.vn/ hoặc https://ngườibạnsố.vn.

Được thiết kế với giao diện thân thiện, tiên phong áp dụng tiêu chuẩn web cho người khuyết tật (WCAG), tích hợp chuyển thể giọng nói tự động được cung cấp bởi sản phẩm Make In Viet Nam từ công ty Vbee, giúp người khiếm thị có thể tiếp cận thông tin dễ dàng.

Việc xây dựng hệ sinh thái số cho người khiếm thị bao gồm những giải pháp, ứng dụng phục vụ cuộc sống, giao tiếp hàng ngày, học tập và làm việc là điều rẩt cần thiết và cần có sự chung tay của cộng đồng. Website “Người bạn số” là sự khởi đầu trong chương trình chuyển đổi số hướng tới việc xây dựng hệ sinh thái số dành cho người khiếm thị mà VNNIC đang xúc tiến triển khai.

Bà Trần Thị Thu Hiền, Phó Giám đốc VNNIC cho biết, mục tiêu lớn nhất của Dự án là hỗ trợ người khiếm thị sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin, Internet giúp cuộc sống của họ thuận tiện hơn; được tham gia nhiều hơn vào các hoạt động của xã hội và đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Đây là hoạt động mang ý nghĩa nhân văn, rất cần sự lan tỏa và sự tham gia phối hợp của cả xã hội đặc biệt là các doanh nghiệp công nghệ để cùng nhau tiếp tục sáng tạo, giải các bài toán lớn về công nghệ, đổi mới các ứng dụng, phần mềm phục vụ tốt hơn cho người khiếm thị;

Đại diện VNNIC cũng cho rằng, đây cũng là bài toán sử dụng AI để phát triển các nền tảng chuyển đổi số cho người khiếm thị…với mục tiêu chung vì cộng đồng người khiếm thị Việt Nam. “Internet for all”- Internet sẽ đem lại những giá trị làm cho cuộc sống nói chung và cuộc sống của người khiếm thị trở nên tốt đẹp hơn” là giá trị mà VNNIC hướng tới.

Tại lễ ra mắt, các bạn nhỏ đến từ trường khiếm thị đã đại diện cho những người khiếm thị trực tiếp trải nghiệm website "người bạn số.vn"./.

Nguồn https://mic.gov.vn/

Chuyên mục phụ

Sáng ngày 30/6/2022, tại Hà Nội, Đoàn Thanh niên Tổng công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức Đại hội lần thứ III, nhiệm kỳ 2022 - 2027, với sự tham gia của 131 đại biểu chính thức, đại diện cho 2.685 đoàn viên tại 07 cơ sở đoàn trực thuộc. Đại hội đã bầu đồng chí Lê Xuân Huy tái đắc cử giữ chức vụ Bí thư Đoàn Thanh niên Tổng công ty Bưu điện Việt Nam khóa III, nhiệm kỳ 2022 - 2027.

2022630-u1.jpg 

Ban chấp hành Đoàn thanh niên TCT Bưu điện Việt Nam nhiệm kỳ 2022-2027 ra mắt đại hội

Đại hội là diễn đàn quan trọng để tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn nhiệm kỳ 2017 - 2022, đưa ra những tồn tại, hạn chế, rút ra bài học kinh nghiệm; đồng thời xác định phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp công tác đoàn và phong trào thanh niên nhiệm kỳ 2022 - 2027.

Trong nhiệm kỳ 2017 - 2022, tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam được Đảng ủy, Chuyên môn quan tâm, tin tưởng giao nhiệm vụ và thử thách mới để thanh niên có cơ hội khẳng định, tham gia đóng góp vào sự phát triển chung của ngành Bưu điện và đất nước. Vai trò của tổ chức Đoàn ngày càng được nâng cao và phát huy được những tiềm năng, thế mạnh. Đặc biệt, nửa sau của nhiệm kỳ là thời kỳ dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp và khó lường, ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và công tác Đoàn, phong trào thanh thiếu nhi.

Tuy nhiên, phát huy tinh thần xung kích và tiên phong, tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam đã sáng tạo và linh hoạt ứng phó với những khó khăn do dịch bệnh gây ra, triển khai hiệu quả 04 phong trào và 03 chương trình đồng hành với quyết tâm hoàn thành xuất sắc việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội Đoàn Khối Doanh nghiệp Trung ương lần thứ III và Nghị quyết Đại hội Đoàn Tổng công ty Bưu điện Việt Nam lần thứ II, nhiệm kỳ 2017 - 2022.

Cùng với đó, dưới sự chỉ đạo của Đoàn Khối Doanh nghiệp Trung ương, Đảng ủy Tổng công ty Bưu điện Việt Nam trong nhiệm kỳ 2017 - 2022, Ban Thường vụ Đoàn Tổng công ty đã cụ thể hoá các chủ trương, kế hoạch, nghị quyết của Đảng, của Đoàn, từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn, đoàn viên thanh niên có phẩm chất đạo đức chính trị vững vàng, sẵn sàng vượt thử thách, tạo nên những thành công và sự ổn định về mặt tư tưởng dù trong đại dịch hay trong những giai đoạn cao điểm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty, thể hiện rõ sứ mệnh phục vụ công đồng mà ở đó, lực lượng thanh niên luôn tiên phong trên tuyến đầu thực hiện.

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, phát huy lợi thế cùng với sự quan tâm sát sao của Đảng bộ Tổng công ty, Đoàn Khối Doanh nghiệp Trung ương, sự đồng hành của Công đoàn, các Ban chuyên môn, các đơn vị trực thuộc, các Bưu điện Tỉnh thành phố. Trong nhiệm kỳ 2017-2022, 100% các chỉ tiêu kế hoạch của Đoàn Tổng công ty đều vượt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra. Có thể kể đến là 167 công trình thanh niên các cấp được triển khai, các chương trình an sinh xã hội đạt 5 tỷ đồng, vận động hiến tặng 2000 đơn vị máu, giới thiệu 273 đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp, trong đó có 150 đoàn viên ưu tú được đứng trong hàng ngũ của Đảng.

Nhiệm kỳ vừa qua, Đoàn Tổng công ty cũng vinh dự được đón nhận những phần thưởng cao quý của Trung ương Đoàn, Đoàn Khối, các Bộ, Ngành và Đảng ủy Tổng công ty như: Cờ thi đua xuất sắc của Trung ương Đoàn năm 2019, Bằng khen của Trung ương Đoàn năm 2017, 2018, 2020; Cờ đơn vị xuất sắc của Đoàn Khối Doanh nghiệp Trung ương 5 năm liền từ năm 2017 - 2021; Bằng khen Đoàn Khối Doanh nghiệp Trung ương giai đoạn 2017 – 2021; Giấy khen Hội đồng thành viên Tổng công ty giai đoạn 2017 - 2022.

Tổng Giám đốc Tổng công ty Bưu điện Việt Nam Chu Quang Hào cho biết: Bưu điên Việt Nam luôn coi “Thanh niên là giường cột của Bưu điện Việt Nam” và đặt trọn vẹn niềm tin vào thế hệ trẻ hôm nay, bởi đây chính là lực lượng quan trọng đang ra sức cống hiến, xây dựng và có những đóng góp lớn cho sự phát triển chung của toàn ngành.

“Tôi tin tưởng rằng các bạn đoàn viên, thanh niên của Tổng công ty ở mọi miền Tổ quốc đang rèn đức, luyện tài, phát huy truyền thống tốt đẹp của Ngành để cống hiến sức trẻ, sức thanh xuân cho sự nghiệp và khẳng định bản thân. Chính nhờ sự nỗ lực đó mà nhiều đề tài sáng tạo, nhiều công trình, dự án lớn của Bưu điện Việt Nam có sức ảnh hưởng to lớn với cộng đồng, xã hội đã được tuổi trẻ Vietnam Post thực hiện. Trong dòng chảy chuyển đổi số quốc gia, chính lực lượng thanh niên là đội ngũ nòng cốt triển khai nhiều đề án số mang tính nền tảng phục vụ chuyển đổi số như Bản đồ số VMAP, số hoá thông tin liệt sỹ hay xây dựng địa chỉ số, dữ liệu dân cư.

Chúng tôi đánh giá cao sự cống hiến này của các bạn trẻ và tin tưởng rằng với sức trẻ Vietnam Post hôm nay, chúng tôi sẽ có một thế hệ kế cận đầy sức sống, tri thức, năng lực để dựng xây Tổng công ty Bưu điện Việt Nam trở thành một tổ chức kinh tế có quy mô lớn, phát triển bền vững, giữ vững vai trò vị thế doanh nghiệp Bưu chính quốc gia số 1 Việt Nam vươn tầm quốc tế”. Ông Chu Quang Hào cho biết thêm.

Đại hội đã bầu các nhân sự chủ chốt khoá III, nhiệm kỳ 2022 - 2027, bầu bí thư trực tiếp tại Đại hội. Đồng chí Lê Xuân Huy tái đắc cử Bí thư Đoàn Thanh niên Tổng công ty Bưu điện Việt Nam khóa III, nhiệm kỳ 2022 - 2027.

Đại hội cũng bầu BCH Đoàn Thanh niên Bưu điện Việt Nam khóa III gồm 19 người; bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đoàn Khối Doanh nghiệp T.Ư gồm 08 đại biểu chính thức và 02 đại biểu dự khuyết.

Tại Hội nghị lần thứ nhất BCH Đoàn Tổng công ty Bưu điện Việt Nam khóa III, nhiệm kỳ 2022 – 2027 đã bầu ra Ban Thường vụ gồm 05 đồng chí; đồng chí Nguyễn Thị Thái Hà được bầu giữ chức vụ Phó Bí thư kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đoàn Tổng công ty Bưu điện Việt Nam.

Thu Hương (mic.gov.vn)

Hệ thống quản lý chất lượng ISO

ISO

2

TRACUU TTHC copy.jpg

QUY HOACH.png
DAUTHAU.png
du an dau tu.png
z2968527144711 d848110be1d8764d9f668eeee98dcb61

25dichvutjietyeu

z2615644676645 cb140a8573bb0f9f0f94b7488171d6d7

banner

 cpso
 lichcongtac
z5657615487203 52310839071a4be05fd539067e9a767b

congbaohb

874560
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tất cả các ngày
23
482
2279
744457
6306
8618
874560

Your IP: 52.15.109.209
2025-01-16 00:38
 
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TỈNH HÒA BÌNH
Địa chỉ: Đường Trần Hưng Đạo, Phường Phương Lâm, Thành phố Hòa Bình, Tỉnh Hòa Bình
Tel: 02183.898.678        - Email: sothongtin@hoabinh.gov.vn
Ghi rõ nguồn Trang thông tin điện tử Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hòa Bình khi trích dẫn lại tin từ địa chỉ này.
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Template Settings

Color

For each color, the params below will be given default values
Blue Oranges Red

Body

Background Color
Text Color

Header

Background Color

Spotlight3

Background Color

Spotlight4

Background Color

Spotlight5

Background Color

Footer

Select menu
Google Font
Body Font-size
Body Font-family
Direction