Chống dịch như chống giặc – Toàn dân quyết tâm ngăn chặn kịp thời dịch bệnh COVID-19 – Khi nghi ngờ bị mắc COVID-19, hãy gọi ngay tới đường dây nóng 0967.321.515 – 02183.857.005

Tối ngày 21/6, lễ trao Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVI, năm 2021 - Giải thưởng cao quý nhất của giới báo chí cả nước đã diễn ra trang trọng tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô. Đến dự có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; cùng các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, và lãnh đạo các cơ quan thông tấn, báo chí.

Với tinh thần nghiêm túc, khách quan, trách nhiệm cao, Hội đồng chấm giải năm nay đã chọn ra 115 tác phẩm báo chí xuất sắc từ 152 tác phẩm vào chung khảo để trao giải, trong đó có 10 giải A, 22 giải B, 48 giải C, 35 giải Khuyến khích.

Thu-tuong-trao-giai-Nhat.jpg

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa trao giải A cho các tác giả, đại diện nhóm tác giả đoạt giải.

Đây là năm thứ 5 liên tiếp, Giải Báo chí quốc gia có sự góp mặt của đầy đủ 63 Hội Nhà báo tỉnh, thành phố, số lượng tác phẩm gửi về ở mức cao. 

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi lời chúc mừng tốt đẹp tới những người làm báo trong và ngoài nước nhân dịp kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, đồng thời chúc mừng 115 tác giả, nhóm tác giả được trao Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVI - năm 2021.

Thu-tuong-phat-bieu.jpg

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi lễ.

Thủ tướng nhấn mạnh, việc Giải thu hút hàng nghìn tác phẩm với nhiều thể loại đã thể hiện ý thức, trách nhiệm rất cao của báo chí với đất nước, thực sự là “cầu nối thông tin” rất quan trọng giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Đề cập một số thành tựu nổi bật của đất nước trong năm 2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, có được những kết quả đó là nhờ sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của người dân, doanh nghiệp và bạn bè quốc tế, và đặc biệt là sự đóng góp quan trọng của các cơ quan báo chí và những người làm báo.

Trước yêu cầu, nhiệm vụ phát triển đất nước, Thủ tướng gợi mở một số vấn đề đối với các cơ quan báo chí, người làm báo cả nước.

Cụ thể, quán triệt mục tiêu xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại theo tinh thần Nghị quyết XIII của Đảng; thể hiện tính cách mạng, đi đầu trong những vấn đề lớn của đất nước.

BT-trao-giai-B.jpg

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cùng Tổng Biên tập Báo Nhân Dân Lê Quốc Minh trao giải B cho các tác giả, đại diện nhóm tác giả đoạt giải.

Báo chí tiếp tục đẩy mạnh cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, trung thực, minh bạch, phản ánh và tìm ra những khó khăn, vướng mắc, giải pháp cho những vấn đề thực tiễn; phát hiện, biểu dương những nhân tố mới, người tốt, việc tốt, “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, “lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực” để nhân dân có niềm tin vào các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Chủ động đấu tranh với những thông tin xuyên tạc, xấu độc, sai sự thật, chống phá Đảng, Nhà nước, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Báo chí cần tích cực hơn nữa tham gia vào công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí đang được Đảng ta triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người làm báo phải không ngừng trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ, rèn luyện bản lĩnh chính trị, nêu cao trách nhiệm xã hội, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, nhân văn; nhiệt huyết, thông tin nhanh, chính xác, khách quan, chân thực, kịp thời, có trách nhiệm.

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực báo chí, góp phần xây dựng, phát triển Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số, công dân số; đẩy mạnh ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn và các công nghệ mới vào hoạt động báo chí - truyền thông, tiếp tục khẳng định vai trò dẫn dắt và định hướng dư luận xã hội./.

Mic.gov.vn

Trên một số diễn đàn mạng xã hội đã không ít lần xuất hiện câu hỏi liên quan tới sách: Ở tuổi này thì nên đọc sách gì? Chủ đề này có những cuốn sách nào hay?... Điều đó cho thấy có khá nhiều người đọc loay hoay khi lựa chọn sách. Bởi vậy, việc xây dựng danh mục sách hay nên đọc trong đời là điều được bạn đọc hết sức quan tâm.

sach1_3.jpg

Một số cuốn sách hay trong “Tủ sách Đời người”.
Cuốn sách nào trên giá sách của bạn?

Những năm vừa qua, các hoạt động phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đã được thực hiện liên tục tại nhiều tỉnh, thành phố. Lợi ích của việc đọc sách được đề cập trên các phương tiện thông tin đại chúng, kéo theo sự quan tâm ngày càng nhiều của người dân. Là người gắn bó nhiều năm với ngành thư viện và việc phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, bà Vũ Dương Thúy Ngà, nguyên Vụ trưởng Vụ Thư viện (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho rằng: “Con người có ba khát vọng là thoát khỏi nghèo đói, thoát khỏi ngu dốt và thoát khỏi sự tầm thường. Theo tôi, sách có thể giúp chúng ta thực hiện cả ba điều này”.

Tuy nhiên, khi đứng trước cả một “rừng sách” nở rộ trên thị trường xuất bản, độc giả không dễ tìm được một cuốn sách hợp ý và thực sự có giá trị. Những tác phẩm kinh điển đã được nhắc đến nhiều, nhưng lại không dễ đọc với độc giả phổ thông, không ít gia đình mang sách về chỉ để... trưng bày. Ngược lại, có nhiều cuốn sách đương đại được đính mác “bán chạy”, hoặc được review (đánh giá, nhận xét) theo hướng quảng cáo để nâng giá trị. Rất nhiều sách khi xuất bản chưa được phân loại theo lứa tuổi, đặc biệt là với dòng sách thiếu nhi. Đọc sách không phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi sẽ khiến độc giả giảm hứng thú, nảy sinh cảm giác ngại đọc, lười đọc. Theo ông Nguyễn Xuân Dũng, Phó Giám đốc Thư viện Quốc gia, kho tàng tri thức của nhân loại là vô tận, và ngay cả khi thực sự quan tâm đến việc đọc thì đôi lúc chúng ta vẫn không khỏi băn khoăn rằng ở độ tuổi này nên đọc sách gì, đọc như thế nào?

Thực tế, không khó để tìm danh mục sách nên đọc được giới thiệu trên mạng internet như: "Top 10 tiểu thuyết hay nhất mọi thời đại", "Top 7 cuốn tự truyện nên đọc một lần trong đời", "15 cuốn sách du ký không thể bỏ qua", "Những cuốn sách hay nhất dành cho trẻ em"... Nhưng những danh mục này thường được “gom” theo thể loại hoặc chủ đề nhất định, do đó thường phù hợp với những độc giả đã có “gu đọc”. Theo bà Trần Hoài Phương, Giám đốc sản xuất Công ty cổ phần sách Omega Việt Nam (Omega Plus), “nếu từ cái nhìn nương theo suốt cuộc đời một con người, hẳn danh mục những cuốn sách cần thiết sẽ phong phú và đa dạng hơn rất nhiều”.

Cùng tuyển chọn "Tủ sách Đời người"

Với mục tiêu tìm kiếm danh mục sách cần đọc trong đời, Omega Plus đã phát động dự án "Tủ sách Đời người". Điểm đặc biệt của dự án là bên cạnh sự tư vấn, phản biện và đóng góp từ ban cố vấn chuyên môn là các học giả, nhà nghiên cứu, nhà văn hóa, nhà hoạt động xã hội thì chính các độc giả cũng có thể gửi “lá phiếu” để bình chọn “100 cuốn sách nên đọc trong đời” trên trang https://tusachdoinguoi.vn.

Không giới hạn ngôn ngữ gốc, quốc gia hay thời điểm ra đời, dự án đặt mục tiêu tinh tuyển tối thiểu 100 cuốn sách có giá trị trường tồn với các tiêu chí quen thuộc, phổ biến, dễ tiếp cận đối với đại chúng, được hệ thống hóa theo nhu cầu của các thế hệ độc giả Việt. Ông Nguyễn Cảnh Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần sách Alpha (Alpha Books) cho biết: "Tôi tin rằng, việc lựa chọn các đầu sách rồi sẽ có sự tranh cãi. Tuy nhiên, hy vọng tủ sách sẽ góp phần định hướng tốt nhất cho những người yêu sách". "Tủ sách Đời người" hướng tới mục tiêu trở thành tủ sách cơ bản trong mọi gia đình, bao gồm các sáng tác dân gian, tác phẩm văn học kinh điển, sách phát triển bản thân, sách về văn hóa - giáo dục, lịch sử - tư tưởng, sách về lối sống, phong tục - tập quán, nghi lễ truyền thống của người Việt...

Sau chưa đầy một tháng kể từ khi chính thức phát động, cuộc bình chọn “100 cuốn sách nên đọc trong đời” đã nhận được sự hưởng ứng cao từ cộng đồng độc giả với hơn 1.500 người quan tâm và tham gia bình chọn, độ tuổi từ 13 tới gần 70, nhưng tập trung trong khoảng 20 - 35 tuổi. Điều đó cho thấy độc giả trẻ rất quan tâm đến sách. Với hơn 30 nghìn phiếu bình chọn, khoảng 2.000 đầu sách đã được độc giả đề cử, nhiều nhất là các dòng sách phát triển bản thân, lịch sử - tư tưởng, sách thiếu nhi và sách văn học.

Mới đây, dự án "Tủ sách Đời người" chính thức cho ra mắt loạt sách đầu tiên, gồm “Truyện cổ nước Nam”, “Truyện ngụ ngôn Aesop”, “Thơ ngụ ngôn La Fontaine”, “Truyện cổ dân gian Nga”, “Truyện Kiều” và “Gia lễ chỉ nam”. Những cuốn sách được lựa chọn in theo các bản dịch quen thuộc lần đầu tiên được công bố hoặc theo bản chú giải và khảo dị phù hợp với độc giả phổ thông. Mỗi cuốn sách được đánh số theo trình tự xuất bản để giúp độc giả dễ theo dõi và sưu tầm đầy đủ cho thư viện gia đình, dòng họ, khu dân cư hay trường học... Dựa trên danh mục bình chọn của độc giả và các gợi ý, đề xuất thêm từ ban cố vấn chuyên môn, lượt sách xuất bản tiếp theo dự kiến được công bố vào tháng 5-2022./.

(Mic.gov.vn)

Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, quản lý báo chí phải làm cho báo là báo, tạp chí là tạp chí, trang tin là trang tin. Đúng tôn chỉ mục đích, đúng quy định của pháp luật. Báo chí cách mạng thì không tư nhân hóa.

202255-h1.jpg

Hơn 30 Tạp chí có dấu hiệu "báo hóa"

Tháng 9/2020, Thanh tra Bộ TT&TT ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Tạp chí Môi trường đô thị Việt Nam và Tạp chí điện tử Môi trường và đô thị Việt Nam do đã thực hiện không đúng tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép hoạt động. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính là 48 triệu đồng.

Tháng 10/2021, Tạp chí Tri thức Xanh bị phạt gần 100 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động báo chí in trong 4 tháng.

Lý do là có 4 hành vi vi phạm hành chính: Không thực hiện lưu chiểu báo chí theo quy định; Không thể hiện rõ thông tin tạp chí in nộp lưu chiểu, số lượng phát hành, ngày, giờ nộp lưu chiểu, chữ ký của người đứng đầu cơ quan báo chí hoặc người được ủy quyền trên tạp chí in nộp lưu chiểu; Thực hiện không đúng nội dung ghi trong giấy phép hoạt động báo chí; Thực hiện không đúng tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép hoạt động báo chí, gây ảnh hưởng nghiêm trọng. 

Tháng 2/2022, Thanh tra Sở TT&TT Hà Nội xử phạt vi phạm hành chính Tạp chí điện tử Môi trường xây dựng 100 triệu đồng vì hoạt động sai tôn chỉ, mục đích; đăng tin sai sự thật.

Đây chỉ là ba trong số hàng chục tạp chí bị xử phạt thời gian qua do có vi phạm thực hiện không đúng tôn chỉ, mục đích trong giấy phép hoạt động.

202255-h2.jpg

Cục Báo chí (Bộ TT&TT) cho biết, từ năm 2019 đến nay, Bộ TT&TT và các Sở TT&TT đã xử lý 84 trường hợp tạp chí vi phạm với hơn 2,3 tỷ đồng. Trong đó 39 tạp chí bị xử phạt với hơn 1,4 tỷ đồng, 3 tạp chí bị đình bản, thu hồi 3 thẻ nhà báo.

Từ 2020 đến quý 1/2022, Cục Báo chí nhận được 832 đơn thư; riêng đơn thư liên quan đến tin, bài của các tạp chí là 294.

Năm 2022, Bộ TT&TT bước đầu xác định hơn 30 tạp chí có dấu hiệu “báo hóa” và một số cơ quan báo chí có biểu hiện “tư nhân hóa”, chủ yếu của các Hội xã hội, xã hội nghề nghiệp và một số “Viện nghiên cứu”.

Tại Hà Nội, từ năm 2021 đến nay Sở đã xử lý vi phạm hành chính 5 tạp chí điện tử với các hành vi “Thực hiện không đúng tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí” và “Đăng phát thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng”.

Liên tục chấn chỉnh

Ngày 8/11/2019, trả lời chất vấn tại Quốc hội về tình trạng "báo hóa" tạp chí, trang TTĐT, Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định: Đây là hoạt động sai Luật Báo chí. Hiện nay chúng ta quản lý báo chí thông qua tôn chỉ, mục đích vì báo chí là cơ quan ngôn luận của cơ quan chủ quản và mỗi cơ quan chủ quản đều có lĩnh vực hoạt động của mình.

Theo Bộ trưởng, trong luật ghi tạp chí khác báo ở chỗ là tập trung vào chuyên ngành và định kỳ. Vừa qua có tình trạng một số tạp chí xa rời những điều này. Cũng điều tra, phóng sự, tin thời sự, tin chính trị vượt quá tôn chỉ mục đích cũng như các quy định về tạp chí. 

Vấn đề “báo hóa” tạp chí, trang TTĐT được Chính phủ và Bộ TT&TT quan tâm, chỉ đạo liên tục để chấn chỉnh tình trạng này.

Cụ thể, trong văn bản số 3359 ngày 21/5/2021 của Văn phòng Chính phủPhó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ TT&TT khẩn trương có giải pháp hiệu quả chấn chỉnh các sai phạm trong hoạt động của tạp chí điện tử, trang TTĐT tổng hợp. Đồng thời làm rõ trách nhiệm của cơ quan báo chí, người đứng đầu cơ quan báo chí khi để các chuyên trang, ấn phẩm có nhiều vi phạm, sai phạm. Xử lý nghiêm các trường hợp hoạt động không đúng tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, vi phạm quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo.

Tại văn bản số 4854 ngày 26/11/2021, Bộ TT&TT nhấn mạnh sẽ chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường kiểm tra, rà soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về báo chí, trong đó tập trung về các hành vi cơ quan báo chí thực hiện không đúng tôn chỉ, mục đích… Đối với những vụ việc phức tạp, có dấu hiệu vi phạm hình sự, Bộ TT&TT sẽ chuyển, phối hợp các cơ quan chức năng xem xét, xử lý.

202255-h3.jpg

Mới đây nhất, tại Công văn số 844, Bộ TT&TT nêu rõ việc một số tạp chí có biểu hiện “báo hoá”, như: Chú trọng phản ánh các vấn đề, vụ việc tiêu cực trong xã hội nhưng lượng thông tin lý luận, khoa học, chuyên ngành hạn chế, thậm chí không có; đăng tải tin, bài hoặc cử phóng viên hoạt động tác nghiệp về những nội dung ngoài phạm vi tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép…

Một số cơ quan báo chí có biểu hiện “tư nhân hoá” báo chí, thể hiện chủ yếu ở việc giao chuyên trang, chuyên mục cho văn phòng đại diện, nhóm phóng viên hoặc đối tác hợp tác chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động, thành lập và khoán doanh thu tùy tiện cho các văn phòng đại diện cơ quan báo chí, thực hiện liên doanh liên kết theo hướng người đứng đầu cơ quan báo chí buông lỏng quản lý, chuyển giao quyền kiểm soát nội dung trên thực tế cho đối tác để đổi lấy lợi ích.

Nhằm tiếp tục siết chặt kỷ cương trong hoạt động báo chí, trong năm 2022, Bộ TT&TT sẽ tăng cường việc đo kiểm, rà quét nội dung thông tin hàng ngày và thông báo tại giao ban báo chí hàng tuần để các cơ quan báo chí biết và có giải pháp khắc phục kịp thời.

Bộ TT&TT sẽ kiểm tra, đánh giá hoạt động của các cơ quan báo chí để nhắc nhở, chấn chỉnh; trường hợp phát hiện có cơ quan báo chí vi phạm, Bộ sẽ chỉ đạo đơn vị chức năng xử phạt nghiêm theo quy định, thậm chí đình bản, thu hồi giấy phép hoạt động báo chí và hàng tháng có thông báo kết quả xử lý tới các cơ quan chủ quản và các các đơn vị liên quan.

Xây dựng hệ thống giám sát online

Theo Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, quản lý báo chí thì phải làm cho báo là báo, tạp chí là tạp chí, trang tin là trang tin. Đúng tôn chỉ mục đích, đúng quy định của pháp luật. Báo chí cách mạng thì không tư nhân hoá.

Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản yêu cầu Bộ TT&TT xử lý nghiêm các dấu hiệu “tư nhân hoá” báo chí.

202255-h4.jpg

“Muốn quản lý được thì đầu tiên phải giám sát được. Giám sát thì online, giám sát thì 100%, giám sát thì toàn diện. Xây dựng hệ thống giám sát online báo chí là trọng tâm 2022 của quản lý nhà nước, của Bộ, của Sở. Các Cục quản lý báo chí, truyền thông và xuất bản của Bộ TT&TT xây dựng hệ thống giám sát và chia sẻ cho các sở”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Dù tình trạng “báo hóa” tạp chí, trang TTĐT, “tư nhân hóa” báo chí đã được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần, nhưng cho đến nay hiện tượng  này vẫn còn phức tạp. Nhiều chuyên gia, nhà quản lý báo chí và người cầm bút coi đây là “căn bệnh” cần chấn chỉnh, phải áp dụng các chế tài xử lý nghiêm khắc, để hạn chế những hệ lụy có thể xảy ra./.
 
(Mic.gov.vn)

Sáng ngày 21/4, tại Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam, xã Bắc Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Cao Phong phối hợp tổ chức Ngày Sách Việt Nam và Văn hóa đọc tỉnh Hòa Bình năm 2022. Đến dự khai mạc, có lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông, lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, lãnh đạo UBND huyện Cao Phong và trên 1.000 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và học sinh. Trong đó, có gần 900 học sinh và giáo viên trường THCS Đống Đa, Hà Nội.

Ngày Sách Việt Nam và Văn hóa đọc tỉnh Hòa Bình năm 2022 được tổ chức và diễn ra trong 01 ngày (21/4/2022), bao gồm các nội dung như: Công bố Quyết định số 1862/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Tổ chức triển lãm, trưng bày các loại sách, ấn phẩm có nội dung về lịch sử, kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng của đất nước và của tỉnh; giới thiệu về những nét đẹp về văn hóa, con người các dân tộc trong tỉnh; các loại sách phục vụ công tác dạy và học trong các nhà trường, phục vụ nhu cầu của mọi tầng lớp Nhân dân trên địa bàn; tuyên truyền, giới thiệu về sách; phát động, nhân rộng mô hình: Tủ sách gia đình; Tủ sách dòng họ; Tủ sách cơ quan, trường học; Tủ sách cộng đồng; hướng dẫn kỹ năng đọc sách;…

Chương trình còn có sự tham dự của PGS.TS Ngô Văn Giá, Chủ tịch Hội đồng khoa học Khoa Viết văn - Báo chí, Đại học Văn hoá Hà Nội chia sẻ và giao lưu với độc giả với chủ đề "Chấn hưng văn hóa và phát triển văn hóa đọc”, hướng độc giả có góc nhìn mới về sách, phương pháp đọc sách vai trò và ý nghĩa của sách trong đời sống xã hội, trong tư duy của mỗi cá nhân; Phương pháp đọc sách và cách chọn sách hay, bổ ích,...

Sự kiện này nhằm khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, giáo dục, rèn luyện nhân cách con người, khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách. Thông qua đó, xây dựng môi trường, thói quen đọc sách trong gia đình, trường học, cơ quan, tổ chức, tôn vinh các tổ chức, cá nhân đã có những đóng góp tích cực đối với việc phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng.

Hoabinh.gov.vn

Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa ban hành Thông tư số 31/2021/TT-BTTTT quy định chi tiết và hướng dẫn về hồ sơ, thủ tục cấp, đổi, cấp lại và thu hồi thẻ nhà báo, có hiệu lực thi hành từ ngày 15-2-2022, thay thế Thông tư số 49/2016/TT-BTTT.

Thông tư 31/2021/TT-BTTTT có 11 điều, 7 biểu mẫu, đã bổ sung mới 2 điều, 4 biểu mẫu và sửa đổi, bổ sung đối với 3 điều so với Thông tư số 49/2016/TT-BTTTT. 

Những điểm mới đáng chú ý nhất của Thông tư số 31/2021/TT-BTTTT là quy định về việc người đề nghị cấp thẻ nhà báo kê khai Số định danh cá nhân (Mẫu số 01), thay vì phải kê khai một số trường thông tin (quê quán; nơi ở hiện nay; số giấy chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân). Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, tạm thời vẫn phải kê khai thông tin về ngày sinh, dân tộc (để phục vụ việc in thẻ và xác định điều kiện của người được cấp thẻ là người dân tộc) do cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa hoàn thành, chưa được chia sẻ.Thông tư 31/2021/TT-BTTTT quy định cụ thể các cách thức gửi hồ sơ, trong đó khuyến khích cơ quan, tổ chức thực hiện trên môi trường điện tử. Đồng thời, cũng bổ sung quy định, làm rõ thành phần hồ sơ chứng minh người được đề nghị cấp thẻ có thời gian công tác liên tục 2 năm trở lên tại cơ quan báo chí: Tài liệu thể hiện thời gian đóng bảo hiểm xã hội tại cơ quan báo chí, cơ quan công tác hoặc thể hiện việc thanh toán, chi trả tiền lương/tiền công/tiền thù lao/tiền nhuận bút theo tháng.

Việc ban hành Thông tư 31/2021/TT-BTTTT của Bộ TT&TT vừa bảo đảm thực hiện Nghị quyết số 16/NQ-CP của Chính phủ, đơn giản hoá thủ tục hành chính trong hoạt động cấp, đổi, cấp lại thẻ nhà báo. Đồng thời, thực hiện mục tiêu về quy định thực hiện thủ tục theo dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 bên cạnh hồ sơ giấy, tiến tới thực hiện hoàn toàn trên môi trường điện tử. Thông tư cũng hướng tới mục tiêu quy định chặt chẽ về hồ sơ nhằm hạn chế tình trạng cơ quan báo chí đề nghị cấp thẻ nhà báo cho những trường hợp không bảo đảm đối tượng, điều kiện.

PV

Hệ thống quản lý chất lượng ISO

ISO

2

TRACUU TTHC copy.jpg

QUY HOACH.png
DAUTHAU.png
du an dau tu.png
z2968527144711 d848110be1d8764d9f668eeee98dcb61

25dichvutjietyeu

z2615644676645 cb140a8573bb0f9f0f94b7488171d6d7

banner

 cpso
 lichcongtac
z5657615487203 52310839071a4be05fd539067e9a767b

congbaohb

874550
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tất cả các ngày
13
482
2269
744457
6296
8618
874550

Your IP: 18.191.198.245
2025-01-16 00:31
 
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TỈNH HÒA BÌNH
Địa chỉ: Đường Trần Hưng Đạo, Phường Phương Lâm, Thành phố Hòa Bình, Tỉnh Hòa Bình
Tel: 02183.898.678        - Email: sothongtin@hoabinh.gov.vn
Ghi rõ nguồn Trang thông tin điện tử Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hòa Bình khi trích dẫn lại tin từ địa chỉ này.
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Template Settings

Color

For each color, the params below will be given default values
Blue Oranges Red

Body

Background Color
Text Color

Header

Background Color

Spotlight3

Background Color

Spotlight4

Background Color

Spotlight5

Background Color

Footer

Select menu
Google Font
Body Font-size
Body Font-family
Direction