Chống dịch như chống giặc – Toàn dân quyết tâm ngăn chặn kịp thời dịch bệnh COVID-19 – Khi nghi ngờ bị mắc COVID-19, hãy gọi ngay tới đường dây nóng 0967.321.515 – 02183.857.005

Chiều ngày 01/12/2021, tại Hà Nội, Bộ TT&TT đã tổ chức hội nghị trực tuyến về: "Cung cấp thông tin, trao đổi kinh nghiệm tốt trong công tác quản lý nhà nước về Bưu chính". Hội nghị được tổ chức tại 63 điểm cầu Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Anh Tuấn đã chủ trì Hội nghị. Tham dự có đại diện Lãnh đạo một số đơn vị chức năng thuộc Bộ TT&TT; Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, Tổng công ty Bưu chính Viettel...

 202121-u12.jpg

Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Anh Tuấn chủ trì hội nghị 

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Anh Tuấn cho biết, mặc dù ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhưng Bưu chính đã thể hiện được rõ vai trò của mình. Các doanh nghiệp bưu chính chủ lực như Bưu điện Việt Nam (BĐVN), Viettel Post, Giao hàng Tiết kiệm… đã thể hiện vai trò là chuỗi logistics cuối cùng không bị đứt gãy. Riêng lĩnh vực quản lý nhà nước về bưu chính cũng đã tạo được sự đột phá mới.

Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn cho biết tốc độ tăng trưởng bưu chính được dự báo là vẫn được duy trì. Bộ TT&TT đã trình Chính phủ Chiến lược phát triển bưu chính đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. Dự kiến Chiến lược sẽ sớm được phê duyệt trong tháng 12/2021. Theo đó, Bưu chính được coi là một hạ tầng thiết yếu khi phát triển kinh tế số.

Trong chiến lược phát triển bưu chính cũng định hình rõ một số việc phải làm trong thời gian tới. Bộ và các doanh nghiệp bưu chính sẽ thúc đẩy, hỗ trợ hộ sản xuất nông sản lên sàn thương mại điện tử (TMĐT), mở cửa thị trường để giúp doanh nghiệp bưu chính phát triển lành mạnh. Thời gian tới, Bộ TT&TT cũng sẽ ban hành kịch bản cho các doanh nghiệp bưu chính để ứng phó với thảm hoạ.Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn nhấn mạnh.

Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe bà Bà Vũ Thu Thuỷ, Phó Vụ trưởng Vụ Bưu chính, Bộ TT&TT báo cáo về Định hướng chiến lược phát triển lĩnh vực bưu chính đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, Dịch vụ bưu chính được định nghĩa theo hướng mở rộng không gian cho dịch vụ bưu chính ở một số nước. Dịch vụ bưu chính gồm các chức năng phụ trợ hoặc dịch vụ có liên quan và được cung ứng cùng dịch vụ chấp nhận, chia chọn, vận chuyển, phát bưu gửi.

Theo định hướng, tương lai dịch vụ Bưu chính ở Việt Nam là: dịch vụ chấp nhận, khai thác, vận chuyển và phát thư, hàng hóa từ một địa điểm này đến một địa điểm khác qua hạ tầng bưu chính; dịch vụ thực hiện một số công đoạn chấp nhận, khai thác, vận chuyển và phát thư, hàng hóa qua hạ tầng bưu chính; tất cả dịch vụ, hoạt động hỗ trợ liên quan hoặc được cung ứng. Lĩnh vực Bưu chính trong tương lai sẽ được mở rộng nội hàm theo cả chiều dọc lẫn chiều ngang

Bên cạnh đó, cũng theo dự thảo chiến lược mới, bưu chính là một trong các hạ tầng quan trọng của nền kinh tế. Hạ tầng bưu chính và dịch vụ bưu chính được sử dụng để cung ứng các sản phẩm, dịch vụ bưu chính và các sản phẩm, dịch vụ khác tạo động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững của các ngành, lĩnh vực khác; tham gia phòng, chống thiên tai, dịch bệnh và các trường hợp khẩn cấp, trong đó lấy mạng bưu chính công cộng làm nòng cốt.

Bà Thủy cũng cho biết, mục tiêu cơ bản đến năm 2025, tổng doanh thu của doanh nghiệp bưu chính là 9 -12 tỷ USD, tương đương 1,8 - 2,4% GDP; Tổng doanh thu dịch vụ bưu chính: 6 - 8 tỷ USD, tương đương 1,6-2,1% GDP; Tốc độ tăng trưởng trung bình của dịch vụ bưu chính phục vụ thương mại điện tử: Tối thiểu 30%; Tối thiểu 50 bưu gửi/đầu người/năm; Số dân phục vụ bình quân trên 01 điểm phục vụ bưu chính: ~ 3.700 người; Tổng số nhân lực ngành bưu chính: 150.000 người; Phát triển tối thiểu 3 doanh nghiệp bưu chính lớn dẫn dắt thị trường.

Về hạ tầng bưu chính, chiến lược đặt mục tiêu 100% xã có điểm phục vụ bưu chính có người phục vụ; 100% điểm phục vụ bưu chính có người phục vụ có kết nối Internet; Số điểm phục vụ bưu chính là 27.000 điểm; 100% hộ gia đình có địa chỉ số.

Chiến lược cũng đề ra xây dựng nền tảng địa chỉ số Việt Nam gắn với bản đồ số quốc gia phục vụ cho phát triển thương mại điện tử và kinh tế số; Phát triển tối thiểu 2 sàn thương mại điện tử do doanh  nghiệp bưu chính Việt Nam sở hữu để đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên tham gia giao dịch. Bưu chính sẽ tham gia thúc đẩy Chính phủ số, xã hội số, kinh tế số nông nghiệp. Cụ thể, 100% hộ SXNN lên tham gia giao dịch trên các sàn thương mại điện tử do doanh nghiệp bưu chính Việt Nam sở hữu…Cũng theo dự thảo Chiến lược, Việt Nam đặt mục tiêu thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu về Chỉ số tích hợp phát triển bưu chính (2IPD) theo đánh giá của Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU).

Tại hội nghị, ông Nguyễn Khắc Lịch, Giám đốc Sở TT&TT Lạng Sơn chia sẻ về việc triển khai, kinh nghiệm mở cửa hàng số và duy trì bán sản phẩm nông sản trên các sàn thương mại điện tử của doanh nghiệp bưu chính.

Bà Nguyễn Lâm Thanh Thuỷ, Phó Giám đốc Sở TT&TT Đồng Tháp cho biết năm 2021, đại dịch COVID-19 đã gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động giao thương toàn cầu nói chung và trong nước nói riêng, trong đó có Đồng Tháp. Chính vì vậy, việc chuyển từ hình thức kinh doanh truyền thống sang kinh doanh trên các nền tảng số, các sàn TMĐT không còn là sự lựa chọn, mà là xu thế bắt buộc giúp các doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Thông qua hình thức thương mại này, các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh, Hợp tác xã , hộ sản xuất nông nghiệp (SXNN) vẫn có thể kết nối một cách đều đặn thường xuyên với đối tác, thậm chí còn kết nối được nhiều đơn hàng hơn hình thức truyền thống.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ TT&TT về hỗ trợ hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn; cung cấp hàng hóa thiết yếu cho người dân (tại Quyết định số 1034/QĐ-BTTTT và Quyết định số 1035/QĐ-BTTTT), UBND tỉnh Đồng Tháp giao Sở TT&TT chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện tại Công văn số 631/UBND-KT ngày 03/08/2021, bà Thuỷ cho biết. Trên cơ sở đó, ngày 05/8/2021, Sở TT&TT đã phát hành và triển khai Kế hoạch số 63/KH-STTTT; trong đó, có mục tiêu, chỉ tiêu và phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng các đơn vị có liên quan, gồm: Sở TT&TT, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương, Sở Giao thông vận tải, Sở Khoa học và Công nghệ, UBND các huyện, thành phố đồng hành cùng với 2 DN bưu chính là BĐVN và Viettel Post.

Trong đó một số loại nông sản được tiêu thụ mạnh như nhãn (176 tấn), khoai (287 tấn), xoài (164 tấn), cam - quýt (407 tấn), chanh (36 tấn), khoai môn (47 tấn), thanh long (100 tấn), ổi (228 tấn); số hộ tham gia sàn TMĐT có phát sinh giao dịch là 427 hộ. cung cấp hàng hóa thiết yếu, giao hàng tận nhà cho người dân hơn 29.000 đơn hàng với tổng giá trị gần 7,3 tỷ đồng. 

Để mở rộng lĩnh vực kinh doanh trên 2 sàn, bà Thuỷ cũng cho biết Sở TT&TT đã đề xuất và được UBND tỉnh thống nhất chủ trương, giao Sở TT&TT phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Công thương, Bưu điện tỉnh Đồng Tháp, Bưu chính Viettel Đồng Tháp hỗ trợ cơ sở kinh doanh du lịch tham gia 02 sàn Postmart và Voso, nhằm quảng bá, bán sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh. Thông qua khách du lịch, quảng bá tiêu thụ hàng đặc sản, hàng OCOP, đẩy mạnh bưu chính chuyển phát và góp phần phát triển du lịch tỉnh nhà. 

Bà Thuỷ cũng cho biết hiện tỉnh đang triển khai thí điểm mô hình đưa cơ sở du lịch lên sàn Postmart và Voso tại TP. Sa Đéc. Đồng thời, Sở TT&TT phối hợp với Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), Bộ TT&TT và Nhà đăng ký tên miền iNET hỗ trợ xây dựng 10 website miễn phí cho DN, HTX, Hội quán kinh doanh các sản phẩm OCOP, hoa kiểng và du lịch.

Nằm trong khuôn khổ hội nghị, Cổng thông tin điện tử hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trên sàn Thương mại điện tử cũng đã được Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn và Lãnh đạo một số đơn vị nhấn nút khai trương./. 

Mic.gov.vn

Ngày 21/11/2021, Ban Chỉ đạo Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã ban hành văn bản số 132/BCH-VP về việc chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đề nghị Giám đốc các Sở. Thủ trưởng các Ban, ngành; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Báo Hòa Bình: Giám đốc Đài Khí tượng thuỷ văn Hoà Bình triển khai thực hiện một số nội dung: Theo dõi sát diễn biến thời tiết, thông tin kịp thời đến các cấp chính quyền và Nhân dân để chủ động triển khai các biện pháp an toàn cho người, cây trồng và vật nuôi, đặc biệt là các xã vùng cao có khả năng nhiệt độ xuống thấp.

Bên cạnh đó, tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung Công văn số 220/CV-BCH ngày 09/11/2021 của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tinh về chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại mùa Đông năm 2021 - 2022. Trực ban nghiêm túc 24/24, thường xuyên báo cáo về Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tại và Tìm kiếm cứu nạn tĩnh qua Văn phòng thường trực (số điện thoại 02183.852.309 hoặc 02183.897.650; email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.), trước 15h30 hàng ngày và ngay khi có tình huống đột xuất để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai theo quy định./.

Ngày 20/11/2021, UBND tỉnh Hòa Bình ban hành Văn bản số 2225/UBND-NVK về việc dừng hoạt động các điểm khai báo y tế phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn. Theo đó, các điểm khai báo y tế tại các tuyến đường Hòa Lạc - Hòa Bình và Quốc lộ 6 sẽ dừng hoạt động từ ngày 22/11.

UBND tỉnh Hòa Bình giao Chủ tịch các huyện, thành phố căn cứ vào diễn biến dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn và của các tỉnh giáp ranh để quyết định thành lập các điểm, chốt kiểm soát và đảm bảo tính hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch.

Đối với công tác quản lý người đến, về địa phương, các huyện, thành phố, Hòa Bình sẽ tiếp tục duy trì và đẩy mạnh hoạt động của tổ Covid-19 cộng đồng trong việc theo dõi, giám sát, quản lý người dân đến, về địa phương nhằm phát hiện sớm kịp thời các trường hợp về từ vùng dịch để yêu cầu áp dụng các biện pháp phòng chống dịch theo quy định.

Lãnh đạo địa phương yêu cầu tuyên truyền để người dân biết và tuân thủ quy định phải đến Trạm Y tế trên địa bàn khai báo y tế khi đi về từ vùng dịch (vùng cấp độ 3,4) và các tỉnh có ca mắc Covid-19 cộng đồng cao, người có dấu hiệu nghi nhiễm bệnh.

Tổ chức tốt các điểm khai báo y tế tại trạm Y tế, yêu cầu người dân thuộc đối tượng trên phải xét nghiệm ngay SARS-CoV-2 bằng phương pháp test nhanh kháng nguyên khi đến khai báo y tế.

Yêu cầu các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp... trên địa bàn duy trì chặt chẽ việc khai báo y tế với khách đến làm việc, thực hiện kiểm soát vào và ra cơ quan, đơn vị hằng ngày đối với khách đến và đi.

Tiếp tục chủ động xây dựng kế hoạch xét nghiệm, sàng lọc cộng đồng nhằm phát hiện người nhiễm SARS-CoV-2, khoanh vùng, dập dịch sớm./.

PV

Thí điểm cách ly F1 tại nhà ở xã Lai Hưng, huyện Bàu Bàng (Bình Dương). (Ảnh: TTXVN phát)

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt phòng, chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra các khuyến cáo đối với những trường hợp F1, F0 không có triệu chứng, không có bệnh nền và đủ điều kiện cách ly tại nhà.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, hướng dẫn và điều trị các trường hợp F0 không triệu chứng, F1 tại nhà hiện đang được áp dụng rộng rãi, giúp mọi người tuân thủ và theo dõi sức khỏe là hết sức cần thiết.

Người dân được xác định là người mắc COVID-19 hoặc là người tiếp xúc gần với F0 đều phải có trách nhiệm bảo vệ sức khỏe bản thân, người thân trong gia đình và cộng đồng.

Để làm được những việc trên, đầu tiên, người dân cần chuẩn bị một khu vực cách ly trong nhà với điều kiện có phòng riêng hoặc có khu vực riêng biệt, khu vực này phải có nhà vệ sinh riêng.

Sau đó, người thực hiện cách ly tại nhà phải có số điện thoại của các cơ sở y tế, nhân viên y tế được phân công theo dõi cùng số điện thoại của bác sĩ tư vấn.

Bên cạnh đó, người thực hiện cách ly cần chuẩn bị một số vật dụng tối thiểu, cần thiết như dung dịch khử khuẩn tay, khử khuẩn các bề mặt, nước xúc họng, nước muối sinh lý, khẩu trang y tế, cặp nhiệt độ, cồn sát trùng và 1 số loại thuốc thiết yếu như hạ sốt, sản phẩm nâng cao sức khỏe như vitamin C...

Cũng cần chuẩn bị thêm 1 chiếc bàn hoặc ghế ở trước cửa phòng (khu vực cách ly) để nhận nhu yếu phẩm từ gia đình hoặc nhân viên y tế. Đặc biệt, phải có 1 thùng rác cá nhân có nắp và túi rác đi kèm, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn khuyến cáo.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng Bộ Y tế cũng lưu ý người dân nên mở cửa sổ để tạo không khí thông thoáng, hạn chế sử dụng điều hòa. Đồng thời, cần phải thực hiện đeo khẩu trang thường xuyên trừ khi ăn uống và vệ sinh cá nhân. Phải thay khẩu trang 2 lần/ngày và khử khuẩn bằng cồn hoặc thuốc sát trùng trước khi loại bỏ khẩu trang.

Ngoài ra, người thực hiện cách ly cần phải đo thân thiệt tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cảm thấy có dấu hiệu ớn lạnh, sốt, ghi chép thân nhiệt và báo cáo cho nhân viên y tế hằng ngày.

Cùng với đó, người cách ly cần phải thường xuyên khử khuẩn tay, các bề mặt và vật dụng tiếp xúc (mặt bàn, tay nắm cửa, bệ rửa mặt, bồn cầu…) sau khi sử dụng hoặc sau khi tiếp xúc.

Về việc nâng cao sức đề kháng, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn khuyến cáo mọi người nên ăn, uống đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước, bổ sung vitamin và khoáng chất thường xuyên, cùng với đó là duy trì tập thể dục tại chỗ, tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày.

Khi người thực hiện cách ly có một trong các triệu chứng như sốt (trên 37,5 độ), ho, đau họng, tiêu chảy hoặc cảm thấy hơi thở ngắn lại, khó thở (khi không thể hít sâu và nín thở đủ 10 giây) thì cần báo ngay cho nhân viên y tế để có sự hỗ trợ kịp thời.

Người cách ly tại nhà cần yêu cầu nhân viên y tế đến lấy mẫu xét nghiệm sau 7 ngày cách ly, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn chia sẻ./.

(TTXVN/Vietnam+)

Ngoài việc tích cực sưu tầm, nâng cao chất lượng tài liệu, thời gian qua, Thư viện tỉnh Quảng Ninh đã đẩy mạnh việc số hóa dữ liệu nhằm đáp ứng được nhu cầu bạn đọc trong tình hình mới. Đến nay, thư viện đã số hóa được 359 file, hơn 100.000 trang tài liệu địa chí về Quảng Ninh; duy trì hoạt động của thư viện số với hơn 1,5 triệu trang tài liệu thuộc nhiều lĩnh vực.

1899326-image003-15011103.jpg

Bộ tài liệu "Di sản Hán Nôm tỉnh Quảng Ninh" tại Thư viện tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: GIANG HOÀNG.

Phong phú tài nguyên thư viện

Tài liệu địa chí là loại tài liệu khắc họa diện mạo và phản ánh đa dạng các yếu tố về tự nhiên, kinh tế, xã hội, phong tục, tập quán và các truyền thống văn hóa của mỗi địa phương. Kể từ khi Thư viện tỉnh Quảng Ninh được thành lập năm 1956 đến nay, các thế hệ cán bộ, nhân viên của thư viện đã tích cực sưu tầm, bổ sung tài liệu địa chí.

Qua thời gian, kho tài liệu địa chí của thư viện tỉnh đã được nâng lên cả về số lượng và chất lượng, cung cấp nhiều tư liệu quý giá về địa phương phục vụ bạn đọc thực hiện các đề tài nghiên cứu, luận án, luận văn.

Theo tìm hiểu được biết, bình quân mỗi năm Thư viện tỉnh Quảng Ninh phục vụ tài liệu địa chí cho khoảng 50 đến 90 đề tài nghiên cứu khoa học, luận án, luận văn của các nghiên cứu viên. Trong các tài liệu địa chí của tỉnh Quảng Ninh có thể kể tới một số sách, ảnh quý như: Những hình ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh với Quảng Ninh, Quảng Ninh hội tụ và lan tỏa, Di sản Hán Nôm tỉnh Quảng Ninh (tập 1: Địa chí cổ-thần tích thần sắc, tập 2: Địa bạ-tục lệ hương ước, tập 3: Địa chí cổ-thơ văn), Quảng Ninh-miền đất của những trầm tích…

ung-buoc-doi-moi-phuong-thuc-hoat-dong-2.jpg

Khu trưng bày triển lãm bên trong thư viện tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: GIANG HOÀNG.

Ngoài kho tài liệu địa chí, Thư viện tỉnh Quảng Ninh còn có nhiều hệ thống phòng, kho tài liệu nhằm phục vụ tốt nhất cho bạn đọc như: Phòng đa phương tiện, phòng thiếu nhi, phòng đọc báo, tạp chí, kho báo và tạp chí, khu trưng bày triển lãm…

Em Lê Thị Hoa, sinh viên năm thứ 3 Khoa Du lịch, Trường Đại học Hạ Long cho biết: “Trong quá trình học tập, em thường xuyên đến Thư viện tỉnh Quảng Ninh mượn và đọc sách. Những cuốn sách chuyên ngành du lịch tại thư viện đã giúp em trang bị thêm kiến thức về lĩnh vực và ngành nghề mình đang theo học”.

Đẩy mạnh số hóa tài liệu

Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra những yêu cầu và thách thức cho hệ thống các thư viện trên toàn quốc trong việc đổi mới, sáng tạo, áp dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật vào vận hành, số hóa các tài liệu, sách, giáo trình...

Thời gian qua, Thư viện tỉnh Quảng Ninh đã bước đầu tạo lập các cơ sở dữ liệu địa chí toàn văn, số hóa các loại hình tài liệu quý, đổi mới phương thức phục vụ, tạo điều kiện cho bạn đọc khai thác thông tin nhanh chóng, phù hợp nhu cầu, không bị giới hạn bởi không gian và thời gian, làm tiền đề phát triển thư viện số những năm tiếp theo. Đến nay, thư viện đã số hóa 359 file, hơn 100.000 trang tài liệu địa chí về Quảng Ninh; duy trì hoạt động của thư viện số với hơn 1,5 triệu trang tài liệu thuộc nhiều lĩnh vực.

ung-buoc-doi-moi-phuong-thuc-hoat-dong-1.jpg

Nhân viên thư viện hỗ trợ bạn đọc tra cứu tài liệu trên hệ thống Thư viện số. Ảnh: GIANG HOÀNG.

Chỉ cần truy cập địa chỉ http://thuvienso.thuvienquangninh.org.vn/, bạn đọc có thể dễ dàng tra cứu được những tài liệu số được phân loại theo các lĩnh vực như: Triết học và tâm lý học, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, ngôn ngữ, khoa học ứng dụng, nghệ thuật…

Điều đáng nói, bất cứ ai cũng có thể dễ dàng đọc và tải các tài liệu này một cách dễ dàng mà không cần phải khai báo thông tin. Trong đợt dịch Covid-19, thư viện đã tổ chức nhiều cuộc trưng bày, triển lãm tài liệu địa chí dưới hình thức trực tuyến, hướng dẫn bạn đọc tra cứu những tài liệu địa chí có giá trị về mặt lịch sử, chính trị, văn hóa... phục vụ cho các cuộc thi lớn trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, nhiều bạn đọc là đối tượng thiếu nhi đã tham gia các cuộc thi tuyên truyền, giới thiệu sách về Quảng Ninh, từ đó thúc đẩy phát triển phong trào văn hóa đọc cho nhân dân trên địa bàn.

Việc đa dạng hóa các tài liệu số hóa cũng đang được Thư viện tỉnh Quảng Ninh rất quan tâm. Hiện nay, thư viện tỉnh bước đầu xây dựng “Tủ sách Văn hiến Quảng Ninh”. Phạm vi tìm kiếm nguồn, thu thập tài liệu đang tiếp tục được đẩy mạnh trong toàn tỉnh và các cơ quan lưu trữ quốc gia.

thu-vien-1.png

Giao diện Thư viện số của Thư viện tỉnh Quảng Ninh. Ảnh chụp màn hình.

Các tài liệu được chuyển lên nền tảng số còn thuận lợi cho cả quá trình chia sẻ dữ liệu của “Tủ sách Văn hiến Quảng Ninh” đến các thư viện cơ sở, thư viện trường học trên địa bàn toàn tỉnh, phục vụ bạn đọc các vùng miền, mọi lứa tuổi. Qua đó, giúp Thư viện tỉnh hướng tới trở thành trung tâm về thông tin nghiên cứu toàn diện về Quảng Ninh.

Ông Phạm Văn Triển, Phó giám đốc phụ trách Thư viện tỉnh Quảng Ninh cho biết: “Trong thời gian tới, Thư viện tỉnh Quảng Ninh sẽ từng bước thực hiện số hóa “Tủ sách Văn hiến Quảng Ninh”, phối hợp truyền thông qua các Cổng thông tin điện tử của các cơ quan, ban, ngành phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu, giải trí cho mọi đối tượng bạn đọc một cách kịp thời, nhanh chóng và hiệu quả. Ngoài ra, thư viện sẽ chú trọng công tác thu thập tài liệu cổ, quý hiếm, tài nguyên thông tin về tiếng nói, chữ viết của đồng bào các dân tộc thiểu số, tài nguyên thông tin của địa phương và về địa phương, xây dựng cơ sở dữ liệu, thư viện số về địa phương”.

(Mic.gov.vn)

Chuyên mục phụ

Hệ thống quản lý chất lượng ISO

ISO

2

TRACUU TTHC copy.jpg

QUY HOACH.png
DAUTHAU.png
du an dau tu.png
z2968527144711 d848110be1d8764d9f668eeee98dcb61

25dichvutjietyeu

z2615644676645 cb140a8573bb0f9f0f94b7488171d6d7

banner

 cpso
 lichcongtac
z5657615487203 52310839071a4be05fd539067e9a767b

congbaohb

874644
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tất cả các ngày
107
482
2363
744457
6390
8618
874644

Your IP: 3.15.203.195
2025-01-16 01:02
 
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TỈNH HÒA BÌNH
Địa chỉ: Đường Trần Hưng Đạo, Phường Phương Lâm, Thành phố Hòa Bình, Tỉnh Hòa Bình
Tel: 02183.898.678        - Email: sothongtin@hoabinh.gov.vn
Ghi rõ nguồn Trang thông tin điện tử Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hòa Bình khi trích dẫn lại tin từ địa chỉ này.
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Template Settings

Color

For each color, the params below will be given default values
Blue Oranges Red

Body

Background Color
Text Color

Header

Background Color

Spotlight3

Background Color

Spotlight4

Background Color

Spotlight5

Background Color

Footer

Select menu
Google Font
Body Font-size
Body Font-family
Direction