Truyền hình KHCN

Khoa học và công nghệ và đổi mới sáng tạo được khẳng định là một nội dung đột phá chiến lược để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, đặc biệt trước bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã trở thành xu hướng phát triển của thời đại. Xác định tiếp tục thực hiện hoạt động KH&CN, triển khai các nghị quyết, kết luận của tỉnh ủy, UBND tỉnh phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hòa Bình, đưa khoa học và công nghệ vào đời sống. Năm 2024, Sở KH&CN chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động về KH&CN, đổi mới sáng tạo, trong đó, tập trung vào thế mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, áp dụng nâng cao năng suất chất lượng phát triển các sản phẩm chủ lực của tỉnh.

ton-vinh-tri-thuc-khcn-2024.jpg

Đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ tỉnh Hòa Bình

Năm 2024, Sở KH&CN tỉnh Hòa Bình đã kịp thời tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh xây dựng, sửa đổi, bãi bỏ, ban hành mới nhiều văn bản Quy phạm pháp luật và nhiều văn bản quan trọng khác, như: Kế hoạch số 236-KH/TU ngày 27/3/2024 về triển khai thực hiện Kết luận số 69-KL/TW, ngày 11/01/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 01/11/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Kế hoạch số 166/KH-UBND ngày 06/8/2024 của UBND tỉnh Hòa Bình, kế hoạch Nâng cao Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII) tỉnh Hòa Bình năm 2024 và những năm tiếp theo;... 

Đặc biệt, Sở KH&CN phối hợp với các Ban, Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố tiếp tục triển khai Đề án số 04-ĐA/TU ngày 11/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo gắn với đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021- 2025”. Kịp thời xây dựng chương trình, kế hoạch nhằm cụ thể hóa các nội dung của Đề án số 04-ĐA/TU phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, đơn vị. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu của Đề án số 04: có 06/27 chỉ tiêu đạt và vượt so với kế hoạch; 21/27 chỉ tiêu đang tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả.

Công tác quản lý, nghiên cứu khoa học được đẩy mạnh: các nhiệm vụ KH&CN đã bám sát định hướng, giải quyết các vấn đề cấp thiết, cấp bách của địa phương, tập trung triển khai các nội dung thuộc chương trình, đề án trọng tâm, trọng điểm của tỉnh. Các nhiệm vụ KH&CN có giá trị khoa học, ý nghĩa thực tiễn đem lại hiệu quả ứng dụng trong các lĩnh vực: Nông nghiệp, công nghiệp, y tế, văn hóa - xã hội,... góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, một số đề tài nổi bật như: đề tài: Sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn bộ sách lịch sử tỉnh Hòa Bình từ khởi thủy đến năm 2020; Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ sản xuất bột cam hoà tan theo quy mô công nghiệp tại tỉnh Hoà Bình; Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ chế biến một số sản phẩm từ cá nước ngọt hồ thuỷ điện Hoà Bình phục vụ phát triển kinh tế- xã hội địa phương; ...  Kết quả nghiên cứu làm căn cứ quan trọng trong xây dựng, ban hành chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu được quan tâm. Thông qua các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở điển hình như: Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật bảo tồn, nâng cao khả năng sản xuất cho gà ri trên địa bàn xã Ngổ Luông, huyện Tân Lạc; Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để nuôi lươn sinh sản và lươn thương phẩm tại xã Đoàn Kết, huyện Yên Thuỷ; cung cấp 60.000 cây giống mía mô cho nhân dân trên địa bàn tỉnh … đã dần đưa các kết quả nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào cuộc sống hình thành tập quán canh tác theo kỹ thuật tiên tiến, có tính nhân rộng cao, góp phần tích cực nâng cao đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Công tác quản lý, phát triển tài sản trí tuệ được chú trọng. Sở KH&CN đã chủ động hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, cơ sở sản xuất đăng ký bảo hộ và quản lý hiệu quả tài sản trí tuệ, kết nối chặt chẽ giữa Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ và Chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm). Đến nay, toàn tỉnh đã có trên 430 văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các tài sản trí tuệ được công bố gồm: 01 chỉ dẫn địa lý, 01 sáng chế, 05 giải pháp hữu ích, 20 kiểu dáng công nghiệp, 19 nhãn hiệu tập thể, 30 nhãn hiệu chứng nhận, trên 364 nhãn hiệu thông thường. Các sản phẩm đạt chuẩn OCOP được bảo hộ sở hữu trí tuệ được nâng tầm về giá trị và thương hiệu, tiếp cận được với các thị trường tiềm năng trong nước và quốc tế. Một số sản phẩm OCOP có đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ đã được xuất khẩu sang các thị trường khó tính, tiêu biểu như: “Nhãn Sơn Thủy” xuất khẩu chính ngạch sang thị trường EU; "Chè Sông Bôi” xuất khẩu sang Hồng Kông, Hàn Quốc và các nước Đông Âu... Việc bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm đặc trưng của tỉnh đã góp phần nâng cao vị thế cho các sản phẩm nông nghiệp đặc sản trên thị trường trong quá trình hội nhập quốc tế.

Hoạt động sáng kiến, sáng tạo trên địa bàn tỉnh tiếp tục được đẩy mạnh, đặc biệt là thông qua Hội thi tìm kiếm sáng kiến cải cách hành chính tỉnh Hòa Bình. Năm 2024 có 47 sáng kiến đăng ký tại hội thi, các sáng kiến đã góp phần đẩy nhanh tiến độ giải quyết thủ tục hành chính, đẩy mạnh cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh.

Hoạt động đánh giá, thẩm định và giám định công nghệ tiếp tục được quan tâm, tính đến nay Sở KH&CN đã nghiên cứu, tham gia trên 61 lượt ý kiến về công nghệ đối với các dự án đầu tư vào tỉnh; tham gia đóng góp ý kiến hơn 200 dự thảo văn bản về lĩnh vực công nghệ, tài nguyên môi trường; tham gia 20 Hội đồng Đánh giá tác động môi trường và Thẩm định cấp Giấy phép môi trường các DA đầu tư của tỉnh.

Hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của tỉnh ngày càng được đẩy mạnh. Sở KH&CN khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các sự kiện KH&CN để kết nối, tìm kiếm cơ hội quảng bá giới thiệu sản phẩm, chuyển giao công nghệ và thiết bị công nghệ hiện đại. Năm 2024, đã hỗ trợ các sản phẩm của tổ chức KH&CN, doanh nghiệp KH&CN, các sản phẩm OCOP, sản phẩm tiêu biểu của tỉnh trưng bày tại Diễn đàn và Triển lãm Đổi mới Hàng đầu Đông Nam Á - InnoEx  2024, Techfest Cao Bằng, Hải Phòng... Công tác hỗ trợ của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ đã được nhân rộng, kịp thời động viên, khích lệ các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp cận gần hơn với các chương trình KHCN trong các hoạt động đổi mới công nghệ, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tham gia Giải thưởng chất lượng Quốc gia; Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp thành lập, trích lập quỹ phát triển KHCN.

Công tác quản lý tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng được quan tâm. 100% các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh duy trì, cải tiến HTQLCL theo tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 9001:2015. Hỗ trợ, khuyến khích các hoạt động xây dựng, áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật nhằm duy trì các chuẩn mực trong các quan hệ kinh tế, thương mại, thúc đẩy doanh nghiệp quan tâm đổi mới, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Trong năm 2024, tổ chức kiểm định tổng số 6.689 phương tiện đo các loại trên địa bàn tỉnh. Duy trì hoạt động của Điểm thông báo và hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) tỉnh Hòa Bình thông qua việc cập nhật các văn bản mới ban hành, các tin cảnh báo, thông báo của các tổ chức liên quan về hàng rào kỹ thuật trong thương mại. 

Công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành tập trung các lĩnh vực có tác động trực tiếp tới người dân, được xã hội quan tâm, như: xăng dầu, vàng trang sức mỹ nghệ, sản phẩm điện, điện tử, taximet, công tơ điện... Đặc biệt năm 2024, thực hiện thử nghiệm miễn phí 645 mẫu vàng, trang sức mỹ nghệ cho người dân trên địa bàn tỉnh. Qua công tác thanh tra, kiểm tra kịp thời phát hiện những bất cập, kịp thời khắc phục những tồn tại hạn chế, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.

Hoạt động thông tin, thống kê và Ứng dụng tiến bộ Khoa học, công nghệ đã được phổ biến rộng rãi thông qua các tin, bài đăng tải trên trang thông tin điện tử, tập san, bản tin KHCN, báo hình, báo nói, báo viết,… kịp thời cung cấp những thông tin về quan điểm, định hướng của Đảng, chiến lược, chính sách của Nhà nước, những kết quả của hoạt động KHCN đến với các cơ quan, tổ chức và mọi tầng lớp nhân dân. Duy trì hiệu quả phòng thí nghiệm bảo tồn gen, nuôi cấy mô tế bào thực vật và bộ phận vi sinh. Đẩy mạnh công tác chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ KHCN vào thực tiễn đời sống nhân dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Qua đó góp phần nâng cao nhận thức về hoạt động, vai trò, vị trí của khoa học và công nghệ, tham mưu thiết thực trong công tác chỉ đạo, điều hành và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào cuộc sống, nâng cao giá trị sản phẩm của doanh nghiệp, người dân trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Năm 2024, Sở Khoa học và công nghệ đã tập trung tăng cường tiềm lực các tổ chức khoa học và công nghệ. Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại nhằm nâng cao năng lực cho Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, phát triển Trung tâm Ứng dụng Thông tin khoa học, công nghệ tỉnh Hòa Bình thành trung tâm mạnh và hiện đại. Hệ thống chuẩn đo lường, phòng thí nghiệm được đầu tư cơ bản đáp ứng năng lực phục vụ, yêu cầu quản lý.

 

phat-trien-kt-xh-tinh-2024.jpgHội thảo khoa học “Những vấn đề đặt ra trong quá trình biên soạn sách Lịch sử tỉnh Hòa Bình”

Hoạt động liên kết, hợp tác trong nước và quốc tế về KHCN được triển khai có hiệu quả. Đã triển khai chương trình hợp tác về khoa học công nghệ giữa tỉnh Hoà Bình với thành phố Gimje, tỉnh Jeollabuk, Hàn Quốc; Quận Ulju, thành phố Ulsan, Hàn Quốc; Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc (KIST)…; hợp tác với trường Đại học Quốc gia Hà Nội, trường Đại học Lâm nghiệp, Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Hưng Yên...

Phát huy những thành tựu kể trên, kịp thời động viên, cổ vũ tinh thần, sự đóng góp của các nhà khoa học, Sở Khoa học và công nghệ phối hợp với Liên hiệp các hội khoa học, kỹ thuật tổ chức lễ tôn vinh “Trí thức khoa học công nghệ tiêu biểu tỉnh Hòa Bình lần thứ II năm 2024”.

Có thể nói, vai trò cũng như đóng góp của khoa học và công nghệ cho phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hòa Bình là rất quan trọng. Với những kết quả đạt được năm 2024, năm 2025 hoạt động khoa học và công nghệ sẽ tiếp tục có những bước phát triển mới, thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và Bộ Khoa học và Công nghệ giao, góp phần thực hiện thành công kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Hòa Bình năm 2025 và những năm tiếp theo.

Tìm kiếm...

2

Dan hoi GD So tra loi
bkhcn
DCS-VN chinh-phu
tap chi KHCN Báo Khoa học & Phát triển
NASATI Varans

 

Logo DVC 123 

Thống kê truy cập

2702967
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tất cả các ngày
122
296
1772
2693884
18304
46546
2702967

Your IP: 18.97.14.90
2025-04-24 01:39