Truyền hình KHCN

Những năm gần đây, nông sản là mặt hàng chiến lược, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế của tỉnh. Quy mô xuất khẩu các sản phẩm nông sản ngày càng được mở rộng với nhiều thị trường đòi hỏi chất lượng cao như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Hà Lan,… Để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản, góp phần tăng giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản cần áp dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất tạo ra những sản phẩm nông sản tốt phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nâng cao thu nhập cho người nông dân.

xuat-khau-mat-ong-2024.jpg

Kiểm tra bao bì, nhãn sản phẩm mật ong rừng Hợp Tiến của Hợp tác xã Green life trước khi xuất khẩu

Thực hiện Đề án "Phát triển thị trường xuất khẩu nông sản chủ lực tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030", Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã nỗ lực triển khai các hoạt động hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và các địa phương xây dựng thương hiệu, đăng ký bảo hộ và khai thác hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ đối với một số nông sản hàng hóa chủ lực của tỉnh Hòa Bình Trong đó tăng cường triển khai công tác tư vấn hỗ trợ về tra cứu khả năng bảo hộ, hướng dẫn lập hồ sơ và tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ quyền Sở hữu công nghiệp cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Hướng dẫn cho các tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh về các nội dung nhiệm vụ liên quan đến Sở hữu trí tuệ, hỗ trợ các địa phương thực hiện quy trình, thủ tục xin phép UBND tỉnh sử dụng tên địa danh và phê duyệt bản đồ nhằm hoàn thiện hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm nông sản đặc sản của tỉnh Hòa Bình gắn với tên địa danh của tỉnh Hòa Bình, thành phố Hòa Bình và các huyện: Lương Sơn, Yên Thủy, Mai Châu, Kim Bôi, Tân Lạc, Đà Bắc,... toàn tỉnh đã có trên 430 văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các tài sản trí tuệ được công bố gồm: 01 chỉ dẫn địa lý, 01 sáng chế, 05 giải pháp hữu ích, 20 kiểu dáng công nghiệp, 19 nhãn hiệu tập thể, 30 nhãn hiệu chứng nhận, trên 364 nhãn hiệu thông thường. Việc bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm đặc trưng của tỉnh đã góp phần nâng cao vị thế cho các sản phẩm nông nghiệp trên thị trường trong quá trình hội nhập quốc tế.

Điển hình là sản phẩm cam Cao Phong, sau 11 năm được cấp bằng bảo hộ Chỉ dẫn địa lý, huyện đã chú trọng xây dựng thương hiệu cam; khuyến khích định hướng cho các hộ dân, tổ hợp tác sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp đầu tư ứng dụng các công nghệ sinh học; tổ chức quản lý và sản xuất giống có chất lượng, bố trí cơ cấu giống theo hướng rải vụ, thực hiện chu trình sản xuất khép kín theo hướng sản xuất sạch, an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Qua đó, chất lượng cam được nâng lên, cam có vỏ mỏng, mọng nước, vị ngọt thơm dịu, tép vàng, nhiều giống cam gần như không có hạt phù hợp với nhu cầu thị trường. Trong niên vụ 2022 - 2023 có 7 tấn cam Cao Phong được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường khó tính, các tiêu chuẩn khắt khe, đó là Vương quốc Anh. Kết quả phân tích mẫu cam xuất khẩu với trên 800 hoạt chất bảo vệ thực vật đều đảm bảo theo yêu cầu của Vương quốc Anh hay EU. 

Không chỉ riêng cam Cao Phong mà một số nông sản như bưởi đỏ Tân Lạc, nhãn Sơn Thủy, chè Sông Bôi, bưởi Diễn Lương Sơn... là những sản phẩm được bảo hộ sở hữu trí tuệ cũng được xuất khẩu sang các nước như Hồng Kông, Hàn Quốc và các nước Đông Âu, Hoa Kỳ,... Các sản phẩm nông sản, đặc sản của tỉnh Hòa Bình được bảo hộ đã và đang khẳng định uy tín trên thị trường trong nước và thế giới.

Song song với việc bảo hộ sở hữu trí tuệ, việc đẩy mạnh ứng dụng KHCN trong chế biến nông sản của tỉnh hướng tới xuất khẩu cũng được quan tâm thông qua các nhiệm vụ KH&CN. Đơn cử như các đề tài “Ứng dụng khoa học công nghệ chế biến một số sản phẩm từ cá nước ngọt, phát triển công nghiệp chế biến một số nông sản chủ lực của tỉnh Hoà Bình gắn với thị trường trong và ngoài nước”; Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trồng giống cam không hạt CT36 và CT 9 huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình”, .... Ngoài ra, Sở KH&CN cũng hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai các nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở với nội dung, nhiệm vụ tập trung vào đặc thù, thế mạnh tại mỗi địa phương; đẩy mạnh, phát huy tiềm năng sẵn có trong việc nhân rộng các mô hình các giống cây con, vật nuôi, các quy trình sản xuất tiên tiến, ... Chẳng hạn như: “dự án ứng dụng khoa học công nghệ “Mô hình nuôi Ong” giai đoạn 2 cho Hợp tác xã Green Life tại xã Hợp Tiến, huyện Kim Bôi”. Dự án này đã bàn giao máy hạ thủy phần mật ong cho Hợp tác xã. Với sự hỗ trợ của thiết bị hiện đại, lượng nước sau khi được xử lý qua máy sẽ trở về dưới 18%. Đây là tỉ lệ đạt theo tiêu chuẩn để xuất khẩu sang các thị trường khó tính nhất như châu Âu. Tháng 10/2024, sản phẩm mật ong rừng Hợp Tiến đã được xuất khẩu sang thị trường Vương quốc Anh. Đây là chuyến hàng nông sản chế biến đầu tiên của tỉnh chào hàng sang thị trường Anh quốc, có tổng khối lượng 2 tấn, tổng trị giá trên 300 triệu đồng.

xuat khau cam 2024

Công nhân của Công ty TNHH MTV Cao Phong vận chuyển sản phẩm quả cam Cao Phong đã đóng hộp lên container chuẩn bị xuất khẩu sang thị trường Vương Quốc Anh

Để có đơn hàng xuất khẩu bền vững, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến nông sản trong tỉnh còn chú trọng nâng cao chất lượng hàng hóa, tăng cường đầu tư trang thiết bị, công nghệ tiên tiến, áp dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất nhằm đáp ứng theo đúng tiêu chuẩn, thị hiếu tiêu dùng trên thế giới. Điều này được thể hiện rõ tại Công ty Cổ phần Kim Bôi, doanh nghiệp đã đầu tư máy móc ứng dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong tất cả các khâu sản xuất, từ nguồn nguyên liệu đầu vào đến khâu chế biến, bảo quản. Công ty hiện có 25 sản phẩm măng sơ chế và chế biến, thực phẩm chế biến. Toàn bộ sản phẩm đều được sản xuất với quy trình khép kín, theo tiêu chuẩn ISO 22000:2018; được sơ chế, chế biến, luộc chín, diệt khuẩn và đóng túi hút chân không, thanh trùng cả bao bì, trọng lượng từ 200g - 1kg/túi, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của EU. Nhờ vậy, sản phẩm Măng Kim Bôi đạt OCOP 4 sao cấp tỉnh đã được xuất khẩu đi các nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Đức, Anh, Đông Âu. 

Thời gian qua, với nhiều chính sách hỗ trợ, nguồn lực đầu tư của các cấp, ngành và chính quyền các địa phương, đặc biệt là có sự tham gia của khoa học và công nghệ, một số mặt hàng nông sản của tỉnh đã góp mặt trong danh mục hàng hóa nông sản xuất khẩu như: chè, măng, bưởi, chuối, cam, mật ong,... Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã xuất khẩu trên 1.508 tấn sản phẩm nông sản sơ chế, chế biến, tổng giá trị xuất khẩu gần 53,610 tỷ đồng. Thị trường chủ yếu là Nhật Bản, Đài Loan, Cộng hoà Séc, New Zealand, Đức, Hàn Quốc, Hoa Kỳ.... Theo đó, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh ước đạt 1.478,337 triệu USD, tăng 20,7% so với cùng kỳ năm 2023, thực hiện đạt 73,92% kế hoạch năm. Nhóm hàng nông sản ước đạt 1,2 triệu USD, tăng 30,4% so với cùng kỳ. 

Bùi Phương

Tìm kiếm...

2

Dan hoi GD So tra loi
bkhcn
DCS-VN chinh-phu
tap chi KHCN Báo Khoa học & Phát triển
NASATI Varans

 

Logo DVC 123 

Thống kê truy cập

2702938
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tất cả các ngày
93
296
1743
2693884
18275
46546
2702938

Your IP: 18.97.14.90
2025-04-24 01:12