-
Được đăng: 20 Tháng 11 2024
-
Lượt xem: 45
Nghiên cứu về thành phần ngôn ngữ các dân tộc thiểu số có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định thành phần dân tộc tại Việt Nam, quốc gia đa ngôn ngữ và đa dân tộc. Theo Tổng cục Thống kê, Việt Nam có 54 dân tộc, bao gồm dân tộc Kinh chiếm đa số và 53 dân tộc thiểu số, nhưng hiện chưa có số liệu chính thức về số lượng ngôn ngữ.
Ngôn ngữ không chỉ là công cụ giao tiếp mà còn là phần quan trọng của văn hóa và tư tưởng. Mỗi cộng đồng có những đặc trưng ngôn ngữ riêng, góp phần quan trọng trong việc xác định thành phần dân tộc. Tuy nhiên, việc áp dụng tiêu chí ngôn ngữ trong xác định dân tộc ở Việt Nam còn nhiều bất cập. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tiêu chí này chưa được áp dụng một cách nghiêm túc, dẫn đến sự lúng túng trong việc giải quyết các trường hợp cụ thể.
Trong bối cảnh đa ngôn ngữ, việc nghiên cứu thành phần ngôn ngữ liên quan đến thành phần dân tộc là cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác dân tộc. Ngôn ngữ có tính lịch sử, thay đổi theo thời gian để phù hợp với đặc điểm văn hóa, xã hội mới. Tuy nhiên, bản danh mục dân tộc đã công bố gần 40 năm trước cần được điều chỉnh để phản ánh đúng thực tiễn.
Việc không xác định được số lượng ngôn ngữ ở Việt Nam gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước, bao gồm xác định thành phần dân tộc, bảo tồn văn hóa và xây dựng chính sách đối với dân tộc thiểu số. Điều này cũng ảnh hưởng đến việc xây dựng Luật Ngôn ngữ, do không rõ ràng về số lượng ngôn ngữ cần được điều chỉnh, gây khó khăn cho nghiên cứu và bảo tồn ngôn ngữ các dân tộc thiểu số.
Tất cả những thực tế trên cho thấy việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu xác định thành phần ngôn ngữ các dân tộc thiểu số trong mối quan hệ với vấn đề xác định thành phần dân tộc” do PGS.TS Nguyễn Hữu Hoành cùng nhóm nghiên cứu tại Viện Ngôn ngữ học là rất cần thiết và cấp bách với mục tiêu nghiên cứu lý luận và vận dụng vào thực tiễn để xác định thành phần ngôn ngữ đối với ngôn ngữ một số dân tộc thiểu số ở Việt Nam nhằm cung cấp cơ sở khoa học xây dựng danh mục thành phần ngôn ngữ ở Việt Nam trong mối liên hệ với xác định thành phần dân tộc.
Trong các quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ, vấn đề xác định thành phần dân tộc, thành phần ngôn ngữ của mỗi quốc gia là một vấn đề hết sức quan trọng. Tuy nhiên, như chúng ta đều biết, thành phần dân tộc, thành phần ngôn ngữ và là một vấn đề có tính lịch sử. Cùng với sự phát triển của mỗi quốc gia, các dân tộc, ngôn ngữ cũng luôn luôn phát triển. Chính vì vậy thành phần dân tộc, thành phần ngôn ngữ và cách gọi, cách viết tên của chúng ở mỗi quốc gia cũng không phải là một vấn đề bất biến. Một dân tộc nào đó, trước đây có thể được xác định là một thành viên độc lập nhưng hôm nay có thể là nhóm địa phương của một dân tộc khác hoặc cũng có thể chia tách thành hai, ba dân tộc khác nhau.
Trên thực tế, các danh mục thành phần dân tộc, ngôn ngữ ở nước ta qua các thời kì đã cho thấy rõ điều này. Những thập niên gần đây, có một thực tế là, khá nhiều dân tộc ở nước ta đang có nhu cầu xác định lại thành phần dân tộc cũng như tên gọi của họ. Chẳng hạn, ngày 31 tháng 8 năm 2010, Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai có Công văn số 2139/UBND-VX, đề nghị xác định lại thành phần dân tộc của của nhóm người Xá Phó (đang được xếp vào dân tộc Phù Lá) trên địa bàn tỉnh Lào Cai...
Lí luận cũng như thực tiễn ở nước ta qua nghiên cứu của các nhà khoa học và của chúng tôi đã cho thấy một điều rõ ràng là, giữa thành phần ngôn ngữ và thành phần dân tộc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhưng không phải lúc nào cũng có sự tương ứng 1-1 (vì tiêu chí xác định dân tộc khác với tiêu chí xác định ngôn ngữ). Có nhiều dân tộc, các nhóm cư dân của họ có thể nói nhiều hơn một ngôn ngữ (trường hợp dân tộc Chứt, dân tộc Dao...), ngược lại có nhiều dân tộc có thể sử dụng cùng một ngôn ngữ (trường hợp dân tộc Hoa, dân tộc Ngái...). Chính vì vậy, trong thực tiễn nghiên cứu xác định thành phần dân tộc, thành phần ngôn ngữ cần lưu ý mối quan hệ này để tránh sự gò ép, ảnh hưởng đến chính sách bảo tồn và phát huy giá trị tinh thần đối với các ngôn ngữ dân tộc thiểu số.
Có thể tìm đọc toàn văn báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 20324/2022) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.
Tin mới
- BẢO TỒN, KHAI THÁC VÀ PHÁT TRIỂN GEN BẢN ĐỊA QUÝ BƯỞI ĐỎ TÂN LẠC - 26/11/2024 07:03
- Tỉnh Hòa Bình đẩy mạnh công tác chuyển đổi số - 26/11/2024 06:59
- Cam Cao Phong vào vụ được mùa, được giá - 20/11/2024 02:49
- Nghiên cứu xử lý vật liệu giàu lignocellulose có nguồn gốc từ phế liệu nông, lâm nghiệp để sản xuất phân bón ứng dụng cho cải tạo đất - 20/11/2024 02:46
- Nghiên cứu đánh giá mức độ đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm đối với bao bì, dụng cụ thủy tinh gốm sứ và tráng men tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm và tư vấn hỗ trợ thực hành tại doanh nghiệp - 20/11/2024 02:44
Các tin khác
- Xây dựng và phát triển thương hiệu cá, tôm Sông Đà - 20/11/2024 02:41
- Hoàn thiện khung pháp lý về xây dựng nền hành chính số ở Việt Nam thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư - 20/11/2024 02:39
- Nghiên cứu, đề xuất chính sách, giải pháp thúc đẩy hộ, trang trại nâng cao năng lực sản xuất hàng hóa và liên kết với thương lái, doanh nghiệp tiêu thụ các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi chủ lực ở miền núi phía Bắc - 20/11/2024 02:37
- Nỗ lực thực hiện chuyển đổi số - 20/11/2024 02:36
- Kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh - 20/11/2024 02:26