Truyền hình KHCN

Vừa qua, Ban tổ chức cuộc thi "Cùng bạn kiến tạo tương lai - Solve for Tomorrow” mùa 2 - năm 2021 đã công bố những dự án đoạt giải tại chung kết cuộc thi. 20 đội thi với 20 dự án bước vào vòng chung kết đều thể hiện được sự xuất sắc trong việc đưa ra những giải pháp hữu ích cho cộng đồng.

khoi nghiep

Thầy giáo Phạm Đình Mẫn (ngoài cùng bên trái) hướng dẫn học sinh đội KAPD, trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ nghiên cứu sản phẩm

Tỉnh ta có 83 đội tham dự cuộc thi, trong đó, đội KAPD đến từ trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ là đại diện duy nhất xuất sắc lọt vào vòng chung kết và đoạt giải ba với dự án "Thiết bị hướng dẫn tham quan thông minh Lotus-SGD”. Đội có 4 học sinh: Đỗ Hoàng Kỳ (lớp 12 chuyên Lý), Nguyễn Phan Quốc An (lớp 11 chuyên Hóa), Phạm Đình Tuấn Phong (lớp 10 chuyên Lý), Lương Quang Dũng (lớp 10 chuyên Lý), được hướng dẫn bởi thầy giáo Phạm Đình Mẫn.

Đội trưởng Đỗ Hoàng Kỳ chia sẻ: Tham gia sân chơi mới mẻ này, chúng em đã có nhiều trải nghiệm đáng nhớ và thực sự bổ ích. Áp lực của cuộc thi rất lớn nhưng cũng chính vì thế, chúng em càng quyết tâm hơn. Với sự hướng dẫn "truyền lửa” của thầy Phạm Đình Mẫn, đội đãcó những ngày tháng say sưa nghiên cứu, tập trung toàn lực vào dự án. 4 thành viên trong đội được thầy phân công nhiệm vụ cụ thể: Em là đội trưởng, chịu trách nhiệm biên tập nội dung; Dũng thiết kế 2D và biên tập video; Phong phụ trách việc hàn mạch, lập trình; còn An thu âm và thiết kế 3D…

Mùa thứ 2 được tổ chức tại Việt Nam, "Cùng bạn kiến tạo tương lai” - năm 2021 do Trung tâm Tuổi trẻ Thành đạt Việt Nam phối hợp Tập đoàn Samsung tổ chức, nhằm tạo ra sân chơi sáng tạo, bổ ích cho học sinh, giúp các bạn trẻ thêm yêu thích khoa học, phát triển tư duy sáng tạo, thể hiện trách nhiệm của cá nhân trước những vấn đề cấp thiết của cộng đồng. Đây là cuộc thi do Samsung toàn cầu khởi xướng từ năm 2010, dành cho học sinh THCS và THPT có sự hướng dẫn của giáo viên. Đến nay, Solve for Tomorrow đã có mặt tại 23 quốc gia với 1,8 triệu học sinh, sinh viên tham gia. Tại Việt Nam, cuộc thi được tổ chức năm thứ 2 theo hình thức trực tuyến.Kết thúc vòng sơ khảo vào cuối tháng 6/2021, cuộc thinhận được gần 1.500 bài dự thi đến từ 315 trường trung học ở 52 tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Đồng thời, khóa đào tạo trực tuyến tại website cuộc thi (www.kientaotuonglai.com.vn) đã thu hút gần 71.000 học sinh và gần 4.000 giáo viên đăng ký. Sức hút của sân chơi đã cho thấy sự quan tâm của học sinh, giáo viên tới giải pháp cho các vấn đề về môi trường, y tế/sức khỏe, giáo dục và xã hội.

Vượt qua gần 1.500 bài dự thi và xuất sắc đoạt giải ba, dự án của đội KAPD được đánh giá là có tính ứng dụng cao, thể hiện rõ tinh thần "sáng tạo để thích ứng”, phù hợp để ứng dụng vào thực tiễn, nhất là lĩnh vực du lịch. Chia sẻ về thiết bị hướng dẫn tham quan thông minh Lotus-SGD đội chế tạo, thầy giáo Phạm Đình Mẫn cho biết: Lotus-SGD có hoạt động chính là dẫn đường và thuyết minh tự động, ngoài ra còn được tích hợp tính năng hỗ trợ chỉ đường cho người khiếm thị. Sản phẩm phù hợp để dẫn đường trong các tòa nhà trung tâm thương mại, bảo tàng, khu triển lãm, đặc biệt, nếu được sử dụng trong các khu du lịch sẽ rất hữu ích đối với những du khách muốn có trải nghiệm du lịch thông minh. Khi sử dụng, Lotus-SGD được đeo ở cổ hoặc cầm tay, tích hợp module nhận hồng ngoại để phân biệt các vị trí. Người sử dụng có thể nghe hướng dẫn từ loa ngoài hoặc tai nghe kết nối qua jack 3,5 mm. Nguyên tắc hoạt động của sản phẩm là có module nhận hồng ngoại luôn ở chế độ chờ nhận lệnh. Khi Lotus-SGD di chuyển, gặp tín hiệu điều khiển nào thì phát tiếng nói hướng dẫn/thuyết minh tương ứng với mã điều khiển đó.

Được biết, sau cuộc thi này, thầy và trò đội KAPD sẽ tiếp tục nghiên cứu phát triển sản phẩm, chuẩn bị phương án sản xuất hàng loạt, giới thiệu sản phẩm cho các đối tác tiềm năng như khu du lịch, bảo tàng, tòa nhà thương mại - dịch vụ... Bước ra từ một sân chơi trí tuệ, hy vọng rằng những bạn trẻ giàu nhiệt huyết với khoa học ứng dụng như đội KAPD tiếp tục thắp sáng tinh thần khởi nghiệp sáng tạo, xây dựng được mối quan hệ hợp tác để kiến tạo tương lai, mở ra những chân trời rộng lớn.

Nguồn: baohoabinh.com.vn

Nhằm hỗ trợ các đơn vị, tổ chức trong việc đăng ký thực hiện nhiệm vụ thuộc Đề án hỗ trợ Hệ sinh thái Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo Quốc gia (Đề án 844) bắt đầu thực hiện từ năm 2019, Hội thảo khoa học Góp ý sổ tay hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ thuộc đề án hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia năm 2019 đã được tổ chức để lấy ý kiến các bên vào chiều ngày 14/08 tại Bộ Khoa học và Công nghệ.

Ho tro he sinhh thaii khoi nghiep dmst 78


Để triển khai việc tuyển chọn tổ chức thực hiện nhiệm vụ hằng năm, định kỳ thuộc Đề án 844 bắt đầu thực hiện từ năm 2019, Văn phòng Đề án 844 thuộc Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ (Cục PTTTDN), Văn phòng các Chương trình khoa học và công nghệ quốc gia (VPCTQG) đã xây dựng Sổ tay hướng dẫn nộp hồ sơ đăng ký thực hiện nhiệm vụ hằng năm, định kỳ thuộc Đề án 844.

Tham dự Hội thảo có ông Phạm Hồng Quất - Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN - Bộ KH&CN; ông Nguyễn Sỹ Đăng - Phó Giám đốc Văn phòng các chương trình KH&CN quốc gia, ông Phạm Dũng Nam - Giám đốc Văn phòng Đề án 844 và đại diện của các tổ chức, doanh nghiệp, viện trường quan tâm tới Đề án 844.

Ông Phạm Hồng Quất - Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN - Bộ KH&CN phát biểu: “Sổ tay hướng dẫn sẽ cung cấp thông tin hữu ích, cần thiết nhất cho các tổ chức, cá nhân mong muốn tham gia thực hiện nhiệm vụ Đề án 844. Phương thức xây dựng thuyết minh, dự toán cũng như quy trình đăng ký cũng sẽ được trình bày một cách hệ thống, dễ hiểu tạo điều kiện thuận lợi, thu hút các tổ chức, cá nhân có năng lực tham gia xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đóng góp vào việc hướng tới đạt được mục tiêu của Đề án 844”.

Tại Hội thảo, ông Phạm Dũng Nam - Giám đốc Văn phòng Đề án 844 cũng trình bày về hành lang pháp lý thực hiện Đề án 844, các hoạt động hướng dẫn địa phương xây dựng kế hoạch triển khai Đề án 844, hoạt động hỗ trợ các tổ chức hỗ trợ Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cũng như Định hướng phát triển hệ sinh thái Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo quốc gia.

Bên cạnh đó, Ban Điều hành Đề án 844 đã công bố các video hướng dẫn Quy trình tham gia Đề án 844, hướng dẫn nâng cao hiệu quả hiệu quả thanh quyết toán kinh phí trong quá trình triển khai nhiệm vụ, giới thiệu cấu trúc và các nội dung chính của Sổ tay hướng dẫn cũng như đưa ra những lưu ý thường gặp khi nộp hồ sơ tham dự Đề án 844.

Tại Hội thảo, Ông Trương Ngọc Kiểm đến từ Đại học Quốc gia Hà Nội đã chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm dưới góc nhìn của đơn vị khi nộp hồ sơ tham gia Đề án 844 năm trước. Ông chia sẻ một trong những tiêu chí quan trọng khi xem xét các đơn vị nộp hồ sơ đăng kí thực hiện nhiệm vụ đó là yếu tố “lan tỏa”, “kết nối” và sự “bền vững”. Đạt được điều này thì hồ sơ đăng ký sẽ được đánh giá cao.

Xung quanh phiên thảo luận góp ý dự thảo Sổ tay hướng dẫn nộp hồ sơ đăng ký thực hiện nhiệm vụ thuộc Đề án 844, các đại biểu bày tỏ nhiều băn khoăn về cách thức để đơn vị có thể lựa chọn những nhiệm vụ phù hợp và tập trung để tăng cơ hội được xét duyệt cũng như thắc mắc về những tiêu chí đề ra có phù hợp với hoạt động thực tế của tổ chức.

Tất cả những câu hỏi và góp ý từ các đơn vị đã được Ban Điều hành Đề án 844 trả lời và tiếp thu sửa đổi cho phù hợp.

Trước đó, Cục PTTDN đã hoàn thành việc tổng hợp đề xuất nhiệm vụ từ các đơn vị và tổ chức hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ hằng năm, định kỳ thuộc Đề án 844. Trong đó đi đến thống nhất các nhiệm vụ tập trung hỗ trợ trong 4 mảng chính: Nâng cao năng lực cho các chủ thể trong hệ sinh thái; Cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp khởi nghiệp; Liên kết trong nước - quốc tế và Truyền thông. Dự kiến danh mục nhiệm vụ sẽ được công bố trong khoảng trung tuần tháng 8.

Phát biểu tại phiên khai mạc Hội thảo -Triển lãm quốc tế “Phát triển công nghiệp thông minh - Smart Industry World 2017 sáng 5/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đặt 3 câu hỏi cần giải đáp để Việt Nam bắt nhịp cuộc cách mạng 4.0.

Hội thảo còn có sự tham dự của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Chu Ngọc Anh cùng lãnh đạo một số bộ, ban, ngành, địa phương và 1500 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành trung ương và địa phương, cộng đồng doanh nghiệp trong nước, nước ngoài, các đại sứ quán, hiệp hội doanh nghiệp, chuyên gia…
Phát triển kinh tế số, công nghiệp thông minh
Phát biểu đề dẫn hội thảo, ông Nguyễn Văn Bình cho rằng cuộcCách mạng công nghiệp 4.0(CMCN 4.0) đang làm thay đổi căn bản nền kinh tế thế giới. Điển hình là các quốc gia như Đức, Hoa kỳ, Nhật Bản. Hầu hết các nước Tây Âu đã ban hành chiến lược CMCN 4.0.
Cho rằng, Việt Nam từng lỡ nhịp của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 do hoàn cảnh chiến tranh, ông Bình cho rằng với cuộc cách mạng 4.0 phải nắm bắt lấy cơ hội vàng và kiên trì vượt qua các thách thức để phát triển nhanh và bền vững trong tương lai.
Khẳng định để đạt được thành công chiến lược tổng thể của Việt Nam ông Bình cho rằng cần phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, phải đảm bảo sự đồng bộ, hiệu quả với quyết tâm và nỗ lực cao nhất. Phải vượt qua được tư duy của cách làm cũ trước đây, đồng thời đặt doanh nghiệp vào vị trí trung tâm của cuộc chiến lược này.
thu tuong tham gian hang cua VT01
Thủ tướng và các đại biểu tham quan gian hàng của Viettel tại triển lãm.

Ông Bình mong muốn từ hội thảo này, các đại biểu đưa ra những đề xuất làm rõ cơ hội và thành thức đóng góp cho Đảng, Nhà nước, Chính phủ để ban hành những giải pháp, quyết sách căn cơ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 là cơ hội thực hiện khát vọng phồn vinh của dân tộcnên không thể bỏ lỡ và cần chủ động nắm bắt.

“Phải hành động quyết liệt, kịp thời để vượt qua thách thức, phát huy mọi lợi thế, tận dụng thành công cơ hội phát triển. Phải có thái độ ứng xử cởi mở, sẵn sàng thử nghiệm những mô thức mới. Phải tạo dựng môi trường thể chế, chính sách, pháp luật thông thoáng, sẵn sàng thích ứng và kiến tạo, thúc đẩy các mô hình sản xuất kinh doanh mới phát triển” – Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm chỉ đạocủa Chính phủ là tập trung xây dựng, phát triển nền kinh tế số và công nghiệp thông minh, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, cốt lõi của tái cấu trúc nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.

tham gian hag 0213

Khách tham quan tại gian hàng giới thiệu công nghệ của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam.

Từ khát vọng và mong muốn đó, Thủ tướng đã đặt ba câu hỏi cần được giải đáp. Theo đócâu hỏi đầu tiênlà: "Việt Nam đang ở đâu?”, Thủ tướng đặt vấn đề và mong muốn các đại biểu tập trung đánh giá thực trạng của nền kinh tế Việt Nam trên phương diện ứng dụng công nghệ mới, phát triển công nghiệp thông minh, nhất là những tồn tại, hạn chế và khó khăn, thách thức; làm rõ những lợi thế của Việt Nam trong phát triển kinh tế số, nhất là về nguồn nhân lực và sự năng động, sáng tạo của khu vực kinh tế tư nhân, của mọi doanh nghiệp.
 
Hai là,các nước đang làm gì?Thủ tướng đề nghị các đại biểu chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về phát triển kinh tế số, công nghiệp thông minh, đặc biệt là những nước có điều kiện tương đồng với Việt Nam như Trung Quốc và các nước ASEAN; trong đó nêu rõ những bài học kinh nghiệm và điều kiện áp dụng. Nhiều nước thành công nhưng cũng nhiều nước thất bại, kể các các nước đã phát triển và đang phát triển. Vì vậy, chúng ta cần nghiên cứu kỹ, phân tích cụ thể để tránh bài học thất bại, áp dụng bài học thành công.
 
Ba là,Việt Nam cần làm gìđể phát triển thành công nền kinh tế số, công nghiệp thông minh? Thủ tướng đề nghị tập trung đề xuất, kiến nghị cụ thể về chiến lược, định hướng và giải pháp phát triển kinh tế số, công nghiệp thông minh ở Việt Nam thời gian tới, trong đó chú trọng tính hiệu quả, khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế.
Trên cơ sở bức tranh chung, Thủ tướng mong muốn nhận được những đề xuất, kiến nghị cụ thể về chiến lược, định hướng và giải pháp phát triển kinh tế số, công nghiệp thông minh ở Việt Nam thời gian tới, trong đó chú trọng tính hiệu quả, khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế.
Khẳng định đây là một nhiệm vụ rất khó khăn và phức tạp, nhất là trong bối cảnh nguồn lực còn hạn hẹp và trình độ phát triển kinh tế - xã hội chưa cao, song Thủ tướng kỳ vọng sự nỗ lực chung, biến khát vọng thịnh vượng của quốc gia, dân tộc thành việc làm và hành động cụ thể; chuyển hóa được công nghệ và ý tưởng sáng tạo thành giá trị gia tăng, giải quyết được vấn đề của thực tiễn đặt ra, tạo được việc làm và sản phẩm, dịch vụ mới.
Vẫn còn nhiều việc phải làm
Phát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Đại Dương chia sẻ, thực tế ở Việt Nam, tuy chưa có chiến lược riêng về thúc đẩy CMCN 4.0, nhưng trong từng lĩnh vực liên quan, đã có những định hướng và chiến lược cụ thể.
Theo đó trong các chỉ đạo của Chỉ thị số 50 của Ban Bí thư về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học; các chiến lược phát triển Công nghệ thông tin – Truyền thông Việt Nam; Chiến lược phát triển Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2011-2020 với việc xác định các lĩnh vực ưu tiên bao gồm: CNTT-TT, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ chế tạo máy - tự động hoá;Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủvề nâng cao năng lực tiếp cận CMCN 4.0… đã góp phần chuẩn bị cơ sở hạ tầng, nguồn lực Việt Nam tận dụng được cơ hội của CMCN 4.0, song phía trướng vẫn còn nhiều việc phải làm.
“Nếu nói rằng công nghiệp thông minh là công nghiệp của sự kết nối, sáng tạo thì sự tiếp cận của chúng ta trong thời gian qua còn rời rạc, thiếu kết nối. Vẫn đang là các hoạt động của từng ngành, từng khối riêng lẻ. Vẫn đang là sự đổi mới “cũ”, chưa có sự sáng tạo, đột phá trong cách tiếp cận” – ông Phạm Đại Dương nói và kiến nghị để có thể tiếp cận thành công cơ hội của CMCN 4.0, chúng ta cần xây dựng thế mạnh và giá trị cốt lõi của Việt Nam dựa trên nhân tố đột phá là đổi mới sáng tạo, trên cơ sở sự phối hợp nhịp nhàng giữa Chính phủ và doanh nghiệp.
toa dam036952
Các đại biểu chia sẻ thông tin tại tọa đàm trong khuôn khổ sự kiện hội thảo - triển lãm.

Trên góc nhìn KH&CN, ông Phạm Đại Dương cũng nêu các khuyến nghị. Cụ thể:

- Nhà nước cần chủ động hơn trong việc phối hợp với các doanh nghiệp, đặt doanh nghiệp làm trung tâm trong xây dựng các chính sách. Đặc biệt là các chính sách hướng tới phát triển công nghiệp 4.0, chính sách hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp chuyển đổi số hoá, chuyển giao và đổi mới công nghệ.

- Các doanh nghiệp cần tích cực, chủ động hơn trong phối hợp với Chính phủ, chia sẻ với Chính phủ về nguồn lực để phát triển hạ tầng, tiềm lực khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo quốc gia.

- Quyết liệt đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo, đặc biệt là dạy nghề. Phát triển một số sản phẩm có khả năng cạnh tranh chiến lược ở tầm quốc gia.

- Có chiến lược hợp tác cụ thể với các quốc gia đi đầu trong khu vực để cùng phát triển những thế mạnh của mình, tận dụng cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

- Cần sự chung tay của nhóm các chuyên gia cao cấp từ các khối doanh nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu và chính phủ để khảo sát, đánh giá lại hiện trạng sẵn sàng với CMCN 4.0của Việt Nam, dự báo một số kịch bản tác động của CMCN 4.0 tới Việt Nam, từ đó xây dựng chiến lược tiếp cận CMCN 4.0 một cách rõ ràng hơn cho Việt Nam.

Tại hội thảo – triển lãm, nhiều chuyên gia trong nước, quốc tế, đại diện các doanh nghiệp cũng đưa ra nhiều ý kiến góp ý, chia sẻ kinh nghiệm để Việt Nam có thể tận dụng được cơ hội vàng của CMCN 4.0.

Nguồn http://khoahocphattrien.vn

Cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra bài toán về nguồn nhân lực, thị trường, khách hàng, các thách thức cho startup.


Ông Nguyễn Bá Diệp, Phó Chủ tịch hội đồng quản trị M-Service (MoMo) cho biết, phần lớn người dân vẫn chưa tiếp cận với những nền tảng công nghệ, dịch vụ cơ bản.

CM 4.01
Để khởi nghiệp thành công trong cách mạng 4.0, mỗi người
cần quá trình chuẩn bị lâu dài, bền bỉ ở tất cả mọi mặt.

Thống kế của Ngân hàng Thế giới mới đây, chỉ có 30% dân số Việt Nam hiện nay tiếp cận các dịch vụ tài chính. Và cũng chỉ vài phần trăm trong số đó có thẻ tín dụng, quen với các giao dịch trực tuyến, thương mại điện tử.

Ngay cả doanh nghiệp, việc thay đổi, cập nhật và nâng cấp công nghệ để chuẩn bị cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng gặp nhiều trở ngại.

Theo ông Diệp, ứng dụng công nghệ 4.0 là quá trình khó, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có sự tìm hiểu, đầu tư lâu dài. MoMo mất gần 2 năm chuẩn bị để ứng dụng công nghệ. Việc tự động hóa các khâu chuyên môn, tích hợp theo chiều rộng và chiều ngang giữa các khâu sản xuất, quá trình thanh toán, dịch vụ… tốn khá nhiều thời gian.

Ông Đỗ Đăng Dương, Giám đốc Kinh doanh công ty cổ phần Lumi Việt Nam cho biết, bên cạnh sản phẩm, mỗi startup, doanh nghiệp cũng bắt buộc phải có những thay đổi.

“Nếu chỉ chạy theo xu hướng mà không có quy trình hoàn chỉnh, chặt chẽ hoặc hệ thống quản lý nhanh và hiệu quả thì về lâu dài, startup cũng không thể cạnh tranh, tồn tại và phát triển được”, ông Dương nhận định.

Các chuyên gia cho rằng khởi nghiệp trong công nghiệp cách mạng 4.0 đang được các startup Việt Nam nắm bắt nhanh nhưng nếu không có sự đầu tư, tìm hiểu theo chiều sâu và sự chuẩn bị kỹ thì làn sóng này cũng sẽ chỉ dừng lại ở phong trào bề nổi.

Theo ông Dương, trong cuộc cách mạng 4.0, Việt Nam có lợi thế ở cơ sở hạ tầng viễn thông, phát triển về công nghệ thông tin. So với 3 cuộc cách mạng trước, lần này, chúng ta không bị bỏ quá xa. Tuy vậy, hệ sinh thái kinh doanh - khởi nghiệp Việt Nam bị chi phối bởi suy nghĩ phải “dẫn đầu - đi tắt đón đầu”. Chúng ta đang quên đi rằng vấn đề không phải nằm ở “đi trước - đi sau” mà là “đi bao lâu và bao xa”. Việc nắm bắt công nghệ như thế nào, tận dụng được bao nhiêu để phát triển thị trường mới là điều quan trọng. Mỗi người cũng cần trang bị nhiều kiến thức, kỹ năng, am hiểu thị trường, nâng cao tính kỷ luật và tinh thần làm việc.

Ông Phạm Minh Tuấn, người sáng lập tổ hợp giáo dục trực tuyến Topica cho biết xu hướng của công nghệ giáo dục trong thế giới hiện nay là sản xuất ra hàng chục, hàng trăm nghìn khóa học vì không thể đoán trước được sẽ cần các kỹ năng, kiến thức gì trong một tương lai luôn thay đổi. Song, việc cạnh tranh giữa các startup, công ty nước ngoài tại Việt Nam sẽ tạo thêm lực đẩy, mang về những công nghệ mới và mở ra các thị trường ngách cho startup trong nước khai thác.

Nguồn http://www.vista.gov.vn

Staup

Nhiều người cho rằng kinh doanh là một trò chơi những con số, nhưng điều này không có nghĩa bạn không thông minh thì không thể tham gia trò chơi. Phần lớn cuộc chơi là sự hiểu biết đâu là nơi có rủi ro và điều gì bạn có thể làm để tối thiểu hóa nó.

Sau đây là 5 thống kê quan trọng nhất bạn cần hiểu trong việc bắt đầu khởi nghiệp xây dựng doanh nghiệp của mình. Mỗi thống kê nói về một điều thực tế nào đó của một doanh nghiệp nhỏ, nhưng cũng kể câu chuyện đâu là những cạm bẫy và thách thức lớn nhất cũng như cách tránh xa chúng.
50% tất cả các doanh nghiệp mới thất bại trong vòng 5 năm
Đây là một trong các số liệu thống kê được trích dẫn thường xuyên nhất, vì vậy không có gì quá ngạc nhiên. Tuy nhiên có một điều khá thú vị ở đây. Không giống như con người xác suất qua đời tăng khi có tuổi, các doanh nghiệp sống sót qua 2 năm đầu tiên ít có khả năng thất bại trong mỗi năm tiếp theo. Vì vậy, trong khi 25% doanh nghiệp mới không tồn tại quá 1 năm, xác suất này chỉ còn 10% doanh nghiệp sau khi qua 5 năm và chỉ có 6% trong năm thứ 10. Một phần của điều này là do việc xây dựng một cơ sở khách hàng, cải tiến mô hình kinh doanh và tạo ra dự trữ tiền mặt.
Nhưng đây là nơi điểm bạn cần phải thận trọng. Thay vì cố gắng vượt qua mốc phá sản trong những năm đầu, hãy xem xét việc xây dựng nền tảng của bạn để đối mặt với rủi ro lớn hơn ở những năm bùng phát.
Bạn có nhiều khả năng thành công nếu từng thất bại hơn là chưa bao giờ thử
Điều này nghe có vẻ mâu thuẫn nhất trong các dữ liệu thống kê. Mặc dù những người sáng lập của một doanh nghiệp từng thành công trước đó có 30% cơ hội thành công với lần tiếp liên tiếp theo của họ, những người sáng lập từng thất bại có xác suất thành công là 20% so với 18% của người thực hiện lần đầu.
Bạn có thể đoán lý do tại sao. Mặc dù bạn có học được rất nhiều từ những thành công, thất bại cũng dạy những bài học quý giá về những gì không nên làm. Nếu bạn là một doanh nhân khởi nghiệp lần đầu bạn chưa có bài học nào và không nhận được lời khuyên của những nhà tư vấn. Lời khuyên là gì? Hãy có bên cạnh mình một đội ngũ, ít nhất là một nhà cố vấn, những người từng có kinh nghiệm trong lĩnh vực của bạn. Hoặc làm việc, thử nghiệm với một vài dự án khởi nghiệp trước khi xây dựng dự án của chính bạn.
Khoi nghiep dmstthv

95% các doanh nhân ít nhất một bằng cử nhân
Chúng ta đã lý tưởng hóa vai trò của việc bỏ học đại học bằng cách lấy ra những doanh nhân thành công như Bill Gates, Steve Jobs, Mark Zuckerberg, Oprah. Nhưng những con số thống kê lại đưa ra kết luận khác. Mặc dù không chắc chắn giúp bạn thành công nhưng việc học đại học giúp bạn không chỉ phát triển kiến thức, kỷ luật mà còn là những kết nối giúp bạn về sau này.

Tăng quy mô quá nhanh, quá sớm là một trong những lý do hầu hết công ty mới thất bại
Không ai bắt đầu tư duy kinh doanh mà muốn “việc tăng quy mô là điều này mất thời gian hơn tôi nghĩ rằng nó sẽ cần thiết”. Nhưng nó luôn luôn như vậy bởi vì tầm nhìn trong tâm trí của bạn luôn luôn vượt xa thị trường vốn có. Hãy tạo cho mình đường băng và đặt kỳ vọng phải kiên nhẫn với giấc mơ của bạn.

Hai nhà sáng lập, chứ không phải là một, làm tăng đáng kể tỷ lệ thành công của bạn.
Bạn sẽ tăng nhanh hơn 30% vốn đầu tư, khách hàng nhanh gấp 3 lần đầu tư và sẽ ít có khả năng mở rộng quy mô quá nhanh.

Thường trong một dự án khởi nghiệp có 2 nhà sáng lập sẽ giữ cân bằng tốt hơn là một người. Khả năng dựa vào nhau để chia sẻ gánh nặng, phân tích rủi ro, cộng tác một cách sáng tạo, thiết lập những vùng trách nhiệm cụ thể và động viên nhau là những điều rất quan trọng trong giai đoạn đầu của sự phát triển. Có toàn bộ chiếc bánh của chính mình là điều hấp dẫn nhưng một chiếc bánh nhỏ không thể có giá trị bằng một nửa của chiếc bánh lớn hơn nhiều lần. Đây là một trường hợp 1 + 1 chắc chắn cho ra tổng lớn hơn 2.

Nguồn http://www.vista.gov.vn

Tìm kiếm...

2

Dan hoi GD So tra loi
bkhcn
DCS-VN chinh-phu
tap chi KHCN Báo Khoa học & Phát triển
NASATI Varans

 

Logo DVC 123 

Thống kê truy cập

2702949
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tất cả các ngày
104
296
1754
2693884
18286
46546
2702949

Your IP: 18.97.14.90
2025-04-24 01:23